19 Loại Tiền Điện Tử Thân Thiện Với Môi Trường
Hiển thị thêm
Nhanh chóng nắm bắt nội dung bài viết và đánh giá tâm lý thị trường chỉ trong 30 giây!
Dù tiền điện tử tạo ra giá trị dựa trên việc sử dụng năng lượng, nhưng vẫn có những loại tiền điện tử thân thiện với môi trường tồn tại. Các loại tiền điện tử xanh này có lượng khí thải carbon thấp - thậm chí có thể mang lại lợi ích thực sự cho môi trường. Một loại tiền điện tử tiết kiệm năng lượng nhất có thể giúp bạn đưa ra các quyết định có trách nhiệm với môi trường đối với chiến lược đầu tư của mình. Đổi lại, điều này có thể thúc đẩy một tương lai xanh hơn cho toàn bộ hành tinh. Dưới đây là phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về tiền điện tử bền vững dành cho các nhà đầu tư.
Tiền Điện Tử Sử Dụng Nhiều Năng Lượng?
Một số loại tiền điện tử tốn rất nhiều năng lượng vì các nút mạng của chúng ngốn một lượng lớn sức mạnh tính toán để giải những vấn đề toán học vô cùng phức tạp. Đó là cách các nút mạng tạo ra proof of work (PoW) làm cơ sở cho giá trị của tiền điện tử. Ví dụ, Forbes cho rằng Bitcoin chủ yếu tiêu hao năng lượng vào hệ thống xác minh PoW của mình.
Tác dụng duy nhất của PoW đối với tiền điện tử là một hệ thống tính toán tạo ra mảnh ghép cuối cùng của một thuật toán, câu đó có nghĩa rằng một khối lượng công việc và năng lượng rất lớn bị các nút mạng tiêu hao cuối cùng cũng chỉ lãng phí. Ngược lại, hệ thống proof of stake (PoS) chỉ yêu cầu các thợ đào đầu tư rất nhỏ để có thể tham gia vào cuộc chơi xổ số để xác minh giao dịch.
Chuyển đổi từ PoW sang PoS sẽ giảm thiểu đáng kể nguồn năng lượng cần có để tạo ra tiền điện tử. Đối với những nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, tìm kiếm một loại tiền điện tử tiêu hao ít năng lượng cũng chính là một cách để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ hành tinh.
Đâu Là Loại Tiền Điện Tử Thân Thiện Với Môi Trường Nhất?
Khi xác định tác động môi trường của các loại tiền điện tử khác nhau, điều quan trọng cần lưu ý là mức tiêu thụ năng lượng không tương đương với lượng khí thải carbon. Tạp chí Harvard Business Review chỉ ra rằng Bitcoin tiêu thụ khoảng 110 terawatt giờ (TWh) điện mỗi năm, gần tương đương với 0.5% sản lượng năng lượng hàng năm của toàn thế giới. Đối với các nhà đầu tư hướng tới tiền điện tử bền vững, có một số lựa chọn tốt hơn có sẵn trên thị trường tiền điện tử xanh. Sau đây là 19 lựa chọn tốt nhất cho tiền điện tử thân thiện với môi trường trên thị trường tài chính.
SolarCoin (SLR)
Thay vì tạo ra giá trị bằng cách thực hiện các phép tính hoặc giải các câu đố, SolarCoin đánh thẳng vào cốt lõi của tiền điện tử xanh bằng cách tạo ra một SolarCoin cho mỗi megawatt điện do năng lượng mặt trời tạo ra thông qua mạng lưới của mình. Điều này khuyến khích việc sử dụng năng lượng mặt trời đồng thời giảm lượng khí thải carbon cho các thợ đào, nhà đầu tư và những người ủng hộ năng lượng mặt trời.
SolarCoin có thể là một nguồn thu nhập vững chắc cho những người tạo ra nhiều điện bằng pin mặt trời. Tuy nhiên, loại tiền điện tử này tạo ra lợi nhuận tương đối thấp, khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư muốn kiếm tiền trong lĩnh vực tiền điện tử bền vững. SLR về cơ bản là một loại tiền điện tử năng lượng thấp được thiết kế đặc biệt dành cho những người trong ngành năng lượng mặt trời.
BitGreen (BITG)
BitGreen là một loại tiền điện tử thân thiện với môi trường, với các ưu đãi cho các hành vi xanh như đi chung xe, đi xe đạp và tiêu dùng các sản phẩm bền vững. BitGreen có thể được chi tiêu tại trang web của các nhà cung cấp hợp tác với loại tiền điện tử thân thiện với môi trường này. Ngoài ra, BITG được giao dịch hối đoái và hoạt động trên hệ thống PoS.
BitGreen là một giải pháp thay thế trực tiếp cho Bitcoin. Mặc dù vẫn chưa đạt được vị thế huyền thoại tương tự, nhưng BitGreen rất có tiềm năng lợi nhuận và tính bền vững trong tương lai, cả về tài chính và môi trường.
Chia (XCH)
Được đặc biệt thiết kế để giảm chi phí năng lượng cho việc tạo ra tiền điện tử, Chia (XCH) là một loại tiền điện tử thân thiện với môi trường sử dụng việc nuôi cấy, thay vì khai thác, để tạo ra giá trị. Điều này làm giảm đáng kể chi phí năng lượng cho mỗi giao dịch xuống 0,023 kilowatt giờ (kWh) và giúp Chia trở thành một tùy chọn tiền điện tử năng lượng thấp.
Chia coin được nuôi cấy trên ổ cứng, sử dụng một khái niệm được gọi là proof of space (viết tắt là PoS), thay vì proof of stake hay proof of work. Điều này cho phép người dùng thực hiện một dự án nuôi cấy Chia ngay tại nhà và có thể kiếm tiền mà không cần sử dụng nhiều năng lượng. Một nhược điểm về môi trường của Chia là yêu cầu không gian ổ cứng và dung lượng lưu trữ ngày càng mở rộng, điều này có thể tạo ra nhu cầu vật chất về phần cứng và làm tăng lượng rác thải điện tử trên thị trường tiêu dùng của mình.
Thị trường người dùng cá nhân có tài nguyên máy tính nhỏ nhưng nhiều dung lượng ổ cứng để nuôi cấy Chia đã khiến nó trở thành một loại tiền điện tử phổ biến. Chia có một mạng lưới phi tập trung và cho phép nuôi cấy thông qua nền tảng đám mây của Amazon Web Services. Đây là một phương pháp hiệu quả hơn nhiều để tạo ra lợi nhuận và kiếm tiền điện tử so với hầu hết các mô hình theo khái niệm PoW.
IOTA (MIOTA)
Với lượng khí thải carbon thấp chỉ 0,00011 kWh cho mỗi giao dịch, IOTA đích thực là một loại tiền điện tử thân thiện với môi trường. Hệ thống được sử dụng để tạo IOTA hoạt động bằng cách sử dụng Tangle, một hệ thống các nút mạng xác nhận giao dịch cho loại tiền điện tử năng lượng thấp này. Do đó, IOTA hoạt động nhanh hơn và tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với nhiều nhà sản xuất blockchain khác. Là một loại hình sổ cái phân tán, IOTA cũng được hưởng lợi từ quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ lớn như Volkswagen và Bosch để tạo ra giá trị trên thị trường tiền điện tử bền vững.
IOTA cũng đã có nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên, nó hiện đang trên đà phát triển nhờ các mối quan hệ bền chặt và cách tiếp cận độc đáo, mới mẻ để tạo ra giá trị. Điều này làm cho IOTA trở thành một cái tên vững chắc cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm tiền điện tử thân thiện với môi trường. Nó cũng là câu trả lời phổ biến cho câu hỏi loại tiền điện tử nào sử dụng ít năng lượng nhất cho mỗi giao dịch trên thị trường tài chính.
Cardano (ADA)
Cardano là một loại tiền điện tử thân thiện với môi trường chỉ tiêu tốn 0,5479 kWh cho mỗi giao dịch. Điều này khiến nó trở thành một trong những loại tiền điện tử thân thiện với môi trường nhất hiện nay. Cardano dựa vào PoS thay vì PoW, góp phần giảm đáng kể việc sử dụng năng lượng và đảm bảo lượng khí thải carbon thấp cho loại tiền điện tử xanh này. Một số ước tính cho thấy mức sử dụng năng lượng của Cardano chỉ bằng 0,01% so với mức sử dụng của Bitcoin đối với cùng một loại giao dịch.
Khả năng cân bằng carbon của Cardano đã khiến nó trở thành một loại tiền điện tử bền vững phổ biến, cải thiện đáng kể triển vọng tổng thể của loại tiền này. Đối với những người tìm kiếm tiền điện tử thân thiện với môi trường, Cardano mang đến sự cân bằng tuyệt vời giữa tính bền vững và lợi nhuận trong môi trường tiền điện tử xanh hiện tại. Là một trong những nền tảng tiền điện tử lớn nhất, loại tiền điện tử năng lượng thấp này là một lựa chọn đầu tư nổi bật cho cả các nhà giao dịch tiền điện tử có ý thức về môi trường và không thích rủi ro.
Nano (NANO)
Nếu hỏi mạng lưới tiền điện tử nào sử dụng ít năng lượng nhất, Nano là một câu trả lời chắc chắn. Với mức tiêu thụ chỉ 0,000112 kWh, đây là một bước giảm đáng kể so với năng lượng tiêu thụ bởi những gã khổng lồ như Bitcoin và Ethereum. Nano sử dụng công nghệ mạng tinh thể khối để làm cho hệ thống PoW của mình tiêu thụ ít năng lượng hơn. Theo đó, Nano được coi là một trong những ứng cử viên hàng đầu, nếu không muốn nói là đồng tiền điện tử tiết kiệm năng lượng nhất, chủ yếu nhờ mạng lưới phi tập trung và chi phí năng lượng thấp cho mỗi giao dịch.
Nhiều chuyên gia trong ngành và các nhà phân tích tài chính đang dự đoán Nano sẽ tăng giá trị trong vài năm tới. Mặc dù mức giá hiện tại là trên $5, nhưng con số này dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần (hoặc hơn) vào năm 2025. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại tiền điện tử bền vững về năng lượng, Nano là một lựa chọn nổi bật ngay bây giờ và trong tương lai.
Ripple (XRP)
Ripple đã trở thành một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho nhiều loại tiền điện tử hơn. Vì Ripple không sử dụng PoW nên có thể đạt được hiệu quả cao hơn nhiều về tiêu thụ năng lượng và sản xuất tiền điện tử. Ripple đã cam kết cân bằng carbon vào năm 2030, một mục tiêu cao cả - cũng là mục tiêu khiến đồng tiền này nổi bật giữa rất nhiều loại tiền điện tử thân thiện với môi trường khác hiện có. Mô hình giải thuật của Ripple là yêu cầu mỗi giao dịch phải được chấp thuận bởi một nhóm người xác thực đáng tin cậy, điều này làm giảm khối lượng công việc và năng lượng cần thiết để xác minh giao dịch.
Ripple bắt đầu với 100 tỷ coin và tăng dần theo thời gian, khiến nó trở thành một lựa chọn ổn định cho bất kỳ danh mục đầu tư tiền điện tử bền vững nào. Ngoài ra, với mức tiêu thụ năng lượng chỉ 0,0079 kWh cho mỗi giao dịch, Ripple là một trong những sản phẩm tiền điện tử tiết kiệm năng lượng nhất trên thị trường tài chính đầy cạnh tranh này.
Dogecoin (DOGE)
Mặc dù Dogecoin ban đầu được tạo ra như một trò đùa, nhưng nó đã được CEO của Tesla - Elon Musk gọi là một trong những loại tiền điện tử xanh hàng đầu để thay thế cho Bitcoin. Việc sử dụng giải thuật đồng thuận PoW làm giảm hiệu quả của nó so với một số tùy chọn khác trong môi trường tiền điện tử xanh. Vào tháng 5/2021, Elon Musk đã ngừng chấp nhận Bitcoin để thanh toán cho các sản phẩm của Tesla. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, ông thông báo sẽ cộng tác với những người tạo ra Dogecoin để cải thiện hiệu năng của nó và biến nó trở thành một loại tiền điện tử bền vững hơn để sử dụng trong các khoản đầu tư và giao dịch.
Mức tiêu hao năng lượng của Dogecoin là khoảng 0,12 kWh cho mỗi giao dịch, thấp hơn nhiều so với loại tiền điện tử được xếp hạng tiết kiệm năng lượng nhất hiện tại. Tuy nhiên, Dogecoin đang tìm cách cải thiện và là một trong những hạt giống hàng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử năng lượng thấp. Với sự giúp đỡ của Elon Musk và những người hâm mộ khác của loại tiền điện tử thân thiện với môi trường này, Dogecoin có đủ sức mạnh cần thiết để củng cố vị trí tiền điện tử thân thiện với môi trường của mình.
Stellar Lumens (XLM)
Thay vì chọn PoW hay PoS, Stellar Lumens (XLM) không cần đưa ra bằng chứng vì đã thiết lập được các nút mạng đáng tin cậy dùng để xác thực giao dịch của mình. Mạng lưới Stellar được thành lập vào năm 2014 như một nhánh của Ripple. Nền tảng tiền điện tử thân thiện với môi trường này đang nhanh chóng trở thành một giải pháp thay thế khả thi cho PayPal khi thực hiện các giao dịch tài chính. Ngoài ra, vì Quỹ Phát Triển Stellar là một tổ chức phi lợi nhuận được tài trợ bởi các khoản quyên góp công nên Stellar Lumens đã tiết kiệm được nhiều khoản phí liên quan đến việc bảo trì mạng và thanh toán đa quốc gia.
Stellar là một sổ cái công nghệ phân tán. Điều này có nghĩa là các loại tiền tệ khác có thể được giao dịch trên nền tảng của nó bằng cách sử dụng XLM. Giao thức đồng thuận nguồn mở tăng tốc độ xử lý các giao dịch và bỏ qua nhu cầu xác minh các trao đổi và giao dịch. Các ngân hàng ở Pháp, Ấn Độ, Ukraine và Philippines đã tham gia Stellar Lumens, điều này sẽ giúp nó trở thành một lựa chọn vững chắc cho các nhà đầu tư.
Hiệu quả của mạng lưới Stellar khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm một loại tiền điện tử cân bằng carbon. Nó còn có thể tạo token để thiết lập các sáng kiến và khuyến khích phát triển bền vững. Bằng cách này, tác động tích cực của Stellar Lumens đến môi trường còn vượt xa việc sử dụng năng lượng để tạo ra giá trị.
EOSIO (EOS)
EOSIO áp dụng cách tiếp cận cộng đồng đối với tiền điện tử thân thiện với môi trường. Sử dụng tiền trước khai thác để tiết kiệm năng lượng, blockchain đại chúng này dựa trên công nghệ Graphene và sử dụng bằng chứng cổ phần được ủy quyền (DPoS) và các thuật toán đồng thuận để xác minh giao dịch. Nó thúc đẩy việc sử dụng điện nhanh nhất và hiệu quả nhất trong việc tạo ra tiền điện tử năng lượng thấp cho người dùng cuối cùng và các nhà đầu tư. EOSIO sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 66.000 lần so với Bitcoin, được xếp hạng vào top các loại tiền điện tử thân thiện với môi trường nhất.
Ngoài ra, EOSIO gần đây đã công bố sẽ cho ra mắt công ty con Bullish Global nhằm tạo ra một sàn giao dịch mới cho tiền điện tử dựa trên blockchain. EOSIO đã cung cấp hơn 400 ứng dụng và chịu trách nhiệm cho khoảng 85% hoạt động blockchain công khai trên 15 mạng công cộng. Điều này cũng cho thấy EOSIO chắc chắn sẽ là một loại tiền điện tử năng động và có giá trị cao trong thời gian tới.
TRON (TRX)
Với trụ sở chính đặt tại Singapore và San Francisco, TRON tuyên bố rằng mục tiêu của họ là xây dựng cơ sở hạ tầng để phân hóa Internet. Được thành lập vào tháng 9/2017, Quỹ TRON là một tổ chức phi lợi nhuận quản lý nền tảng và mạng lưới của TRON. Dưới sự lãnh đạo của Justin Sun, TRON sử dụng tiền chưa khai thác để sản xuất tiền điện tử thân thiện với môi trường và cho phép người tạo ứng dụng chia sẻ trực tiếp thông qua nền tảng TRON. TRON cũng sử dụng phương pháp PoS để giảm tiêu thụ năng lượng hơn nữa.
Kể từ khi ra mắt, TRON cũng đã có nhiều giai đoạn thăng trầm. Tuy nhiên, giờ thì công ty này dường như đang đi lên lên nhờ việc mua lại BitTorrent vào tháng 2/2019, và cũng nhờ khả năng thực hiện 2.000 giao dịch mỗi giây(TPS) một cách tương đối dễ dàng. Các nhà đầu tư sẽ phải để mắt đến loại tiền điện tử thân thiện với môi trường này trong vài năm tới.
Litecoin (LTC)
Với mức tiêu thụ 18,52 kWh mỗi giao dịch, Litecoin chắc chắn không phải là tiền điện tử tiết kiệm năng lượng nhất. Được tạo ra vào tháng 10/2011, Litecoin dựa trên mã nguồn mở của Bitcoin. Nó có phần hiệu quả hơn Bitcoin nhờ tốc độ tạo khối nhanh hơn và hệ thống PoW dựa trên scrypt, giúp Litecoin hoạt động an toàn hơn nhiều và bảo mật cao hơn cho các nhà đầu tư và người dùng.
Là một trong những tên tuổi lớn trên thị trường tiền điện tử, Litecoin đáng được nhắc đến như một giải pháp thay thế cho Bitcoin nhờ cải thiện được hiệu quả năng lượng. Danh tiếng đã được khẳng định trong lĩnh vực tài chính khiến nó trở thành một quân bài khá an toàn cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận đáng kể từ các khoản đầu tư ban đầu của họ. Tuy nhiên, đối với những người đang tìm kiếm một loại tiền điện tử thân thiện với môi trường, Litecoin vẫn có thể làm tốt hơn.
Algorand (ALGO)
Ngày 22/4/2021, Algorand thông báo rằng blockchain của họ đã cân bằng carbon. Algorand hoạt động dựa trên bằng chứng cổ phần thuần túy (PPoS) kết hợp với các smart contract, đây là một trong những phương pháp nhanh nhất và tiết kiệm năng lượng nhất để xác minh và tạo ra giá trị trên thị trường tiền điện tử. Algorand hiện đang hợp tác với một công ty công nghệ tài chính Tây Ban Nha, ClimateTrade, để tạo ra một thị trường CO2 cho các ngành công nghiệp.
Với mục tiêu hiện tại là tính bền vững và mạng lưới carbon âm trong tương lai gần, Algorand dường như là một đối thủ thực sự trong thị trường tiền điện tử năng lượng thấp. Được thành lập vào năm 2019, nền tảng này đã đạt được gần một triệu giao dịch mỗi ngày vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, Algorand vẫn còn là một cái tên mới, đây có thể là rào cản đối với một số nhà đầu tư đang tìm kiếm một điểm đến an toàn hơn cho tiền của mình. Nhìn chung, chứng chỉ thân thiện với môi trường xanh của Algorand chính là điểm thu hút hàng đầu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận có thể thấy các tùy chọn tiền điện tử năng lượng thấp khác hấp dẫn hơn trong ngắn hạn.
MetaHash (MHC)
Là một cái tên khác về PPoS trong lĩnh vực tiền điện tử, MetaHash là một phần của dự án bốn phần bao gồm MetaGate, MetaApps và TraceChain. Các nền tảng này kết hợp với nhau để tạo ra giá trị và MetaHash Coin (MHC), có thể mua bán hoặc sử dụng để thanh toán cho các giao dịch. Thợ đào có thể sử dụng các hệ thống máy tính có công suất tương đối thấp để tham gia vào mạng MetaHash, đảm bảo tính ổn định cho loại tiền điện tử năng lượng thấp này.
Mặc dù tốc độ là yếu tố ghi điểm chính của mạng MetaHash, nhưng MetaHash cũng tự hào là một trong những nền tảng an toàn nhất. Với nhiều cơ chế PoS kết hợp, mạng này tích hợp xác thực nhiều lớp để xác minh giao dịch.
Ethereum 2.0 (ETH)
Ethereum là nền tảng tiền điện tử phổ biến thứ hai trên thế giới. Ra mắt vào năm 2015, mạng Ethereum hiện đang hoạt động trên mô hình PoW, tương tự như Bitcoin. Theo thời gian, sự phát triển của mạng này đã làm tiêu hao năng lượng không hiệu quả và thời gian xử lý giao dịch chậm hơn, dẫn đến phí giao dịch cao hơn cho người dùng và gia tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng giới hạn. Ước tính hoạt động khai thác Ethereum tiêu tốn 372 TWh điện mỗi năm. Con số này lên tới 62,56 kWh cho mỗi giao dịch, khiến phiên bản ban đầu của Ethereum trở thành một trong những lựa chọn tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên thị trường tiền điện tử.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ năng lượng quá mức này sẽ chấm dứt bằng sự ra mắt của Ethereum 2.0, hiện đang được chuẩn bị. Bản nâng cấp này sẽ kết hợp sharding, một quy trình phân hóa và chia nhỏ các chuỗi hiện có trên mạng Ethereum để giảm tắc nghẽn trên nền tảng này. Ethereum 2.0 (còn được gọi là Eth2) cũng sẽ chuyển sang xác minh và xác thực bằng PoS, đây là một sự thay đổi đáng kể so với phương pháp PoW cứng nhắc trước đây. Khi quá trình phát triển hoàn tất, Ethereum 2.0 sẽ triển khai các smart contract để tinh gọn hơn nữa các hệ thống xử lý của mình.
Mặc dù Eth2 không có khả năng trở thành ứng cử viên hàng đầu trong cuộc cạnh tranh của thị trường tiền điện tử xanh, vị trí thống trị của nó và những thay đổi lớn mà nền tảng này đang lên kế hoạch khiến nó xứng đáng được đưa vào danh sách này. Chưa biết những thay đổi này sẽ tạo ra Ethereum 2.0 hiệu quả như thế nào sau khi chuyển đổi, tuy nhiên, một số nguồn tin nội bộ đang ước tính rằng những thay đổi này sẽ giúp tăng mức hiệu quả lên khoảng 100%, đây là một cải tiến đáng kể so với mô hình Ethereum hiện tại.
Signum (SIGNA)
Được biết đến trước với tên gọi Burstcoin (BURST), Signum được thừa hưởng một di sản đổi mới bằng việc tích hợp các Turing smart contract hoàn chỉnh. Signum sử dụng bằng chứng công suất (PoC) thay vì PoW hay PoS, và đã làm như vậy từ năm 2014. Điều này cho phép Signum tiết kiệm năng lượng đáng kể, do đó làm giảm việc sử dụng điện để tạo ra SIGNA cho giao dịch. Cũng như Burstcoin, công ty này công bố mức tiêu thụ năng lượng thấp là 0,2 kWh cho mỗi giao dịch.
Vì Signum cho phép các nhà phát triển tạo và triển khai các smart contract bằng JavaScript, loại tiền điện tử thân thiện với môi trường này đã thu hút được một lượng người dùng trung thành. Signum hiện đang hướng tới một phương pháp được gọi là bằng chứng cam kết, cho phép khai thác thông qua cam kết SIGNA và không gian đĩa để thúc đẩy một môi trường ổn định, đáng tin cậy hơn. Điều này khiến nó thu hút hơn trong mắt các nhà đầu tư đang tham gia thị trường tiền điện tử năng lượng thấp với nguyện vọng cao trong lĩnh vực trách nhiệm môi trường.
Hedera Hashgraph (HBAR)
Ban đầu được thiết kế để xử lý các giao dịch thanh toán nội bộ ứng dụng và vi thanh toán, Hedera Hashgraph đã được nâng cấp để trở thành một trong những loại tiền điện tử bền vững nhất. Hedera Hashgraph sử dụng mạng PoS công cộng tiêu thụ rất ít băng thông. Loại tiền điện tử thân thiện với môi trường này được đánh giá ở mức 0,001 kWh cho mỗi giao dịch, rất cạnh tranh so với nhiều tùy chọn tiền điện tử thân thiện với môi trường khác hiện có. Hedera Hashgraph được giám sát bởi Hội đồng Quản trị Hedera, bao gồm đại diện của tối đa 39 tổ chức và công ty bao gồm Google, Deutsche Telekom, LG và Boeing.
Hedera Hashgraph đã hợp tác với Power Transition để sản xuất và phát triển các dự án bền vững. Trong đó bao gồm việc cung cấp các tùy chọn năng lượng hiệu quả hơn cho các hộ gia đình ở Vương quốc Anh và giảm chi phí sạc tại các trạm sạc xe điện thông qua việc sử dụng Dịch vụ Hedera Token, khiến việc sở hữu và sử dụng xe điện trở nên hợp lý hơn về chi phí.
Powerledger (POWR)
Có trụ sở tại Úc và được thành lập vào tháng 5/2016, Powerledger đã huy động được khoảng $26 triệu vào năm 2017 trong đợt chào bán coin đầu tiên của mình. Nền tảng blockchain năng lượng tái tạo này tự quảng cáo là một mạng lưới được hiện đại hóa và định hướng theo thị trường. Powerledger cung cấp cho người tiêu dùng một sự lựa chọn khả thi về trách nhiệm môi trường đối với nguồn điện mà họ sử dụng và việc phân phối năng lượng dư thừa thông qua mua bán và giao dịch trên nền tảng Powerledger. Các Trader có thể mua hoặc bán các đơn vị điện được gọi là Sparkz, cho phép phân phối năng lượng tái tạo công bằng hơn giữa những người tham gia vào nền tảng.
Gần đây, Powerledger đã công bố quan hệ đối tác với Tata Power-DDL, công ty điện tích hợp lớn nhất ở Ấn Độ. Động thái này đã thúc đẩy sự quan tâm đối với Powerledger và tăng đáng kể giá bán của nó.
Tezos (XTZ)
Phương pháp tiếp cận dân chủ của Tezos cho phép các bên liên quan biểu quyết về các thay đổi và nâng cấp dựa trên số lượng token mà họ nắm giữ. Tezos sử dụng hệ thống PoS đã được sửa đổi để thưởng cho sự đổi mới, cho những người gửi đề xuất cải tiến cho nền tảng này và được triển khai. Với khoảng 400 nút xác thực khối được gọi là baker, nền tảng Tezos đã được một số thương hiệu và nghệ sĩ chọn làm thị trường cho các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Cả Red Bull Racing và OneOf, một hệ thống âm nhạc NFT với sự hỗ trợ của Quincy Jones, đã chọn phân phối NFT của họ thông qua Tezos.
Dựa trên các giao thức blockchain mã nguồn mở, Tezos liên tục phát triển và cập nhật dựa trên thông tin đầu vào từ người dùng. Tezos ước tính mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của mình là 0,00006 TWh, thấp hơn nhiều so với số liệu được công bố bởi Bitcoin và Ethereum trong cùng một khoảng thời gian. Đối với các nhà đầu tư đang cần mức độ ảnh hưởng lớn hơn đối với cách quản lý tiền điện tử năng lượng thấp của họ, Tezos là một lựa chọn vững chắc và có vẻ như có đủ sức mạnh cần thiết để tạo ra lợi nhuận ngay bây giờ và trong tương lai.
Kết Luận
Đối với các nhà đầu tư, việc tìm kiếm loại tiền điện tử tiết kiệm năng lượng nhất có thể giảm thiểu tác động môi trường của các khoản đầu tư tài chính. Tiền điện tử mới đang được phát triển và phát hành mới liên tục. Thông qua thẩm định và nghiên cứu các lựa chọn hiện có, các nhà đầu tư có thể vừa có thể tận hưởng những lợi ích của giao dịch tiền điện tử, vừa có thể chung tay bảo vệ môi trường.
Nhận tiền điện tử và thông tin giao dịch hàng ngày của bạn
Không spam. Chỉ có nội dung hấp dẫn và cập nhật ngành trong không gian tiền điện tử