Làm Thế Nào Để Sử Dụng Chỉ Số Dòng Tiền Để Giao Dịch Crypto
Hiển thị thêm
Nhanh chóng nắm bắt nội dung bài viết và đánh giá tâm lý thị trường chỉ trong 30 giây!
Các nhà giao dịch kỹ thuật và những người đọc biểu đồ sử dụng các chỉ báo dao động để giúp xác định hướng của xu hướng, động lượng hoặc sức mạnh đằng sau các xu hướng đó. Nhà giao dịch kỹ thuật có thể sử dụng đến hàng trăm chỉ báo dao động và nhiều chỉ báo khác trên biểu đồ của họ. Chỉ báo Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI) được cho là một trong những chỉ báo dao động phổ biến nhất và được các nhà giao dịch kỹ thuật theo dõi rộng rãi.
Chỉ Số Dòng Tiền là người anh em họ hàng có công thức giống với Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối, nhưng nó có một cải tiến chính. Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giải thích về Chỉ Số Dòng Tiền là gì và cách sử dụng nó để giao dịch Bitcoin và các tài sản crypto khác.
Chỉ Báo Dòng Tiền (MFI) Là Gì?
Chỉ Báo Dòng Tiền, hay MFI, là một công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, dùng để đo lường động lượng của một tài sản tài chính bằng cách hiển thị dòng tiền vào và ra của tài sản đó theo thời gian.
MFI phân tích giá và khối lượng của tài sản, rồi tạo ra một chỉ báo dao động giới hạn cho biết khi nào tài sản có thể bị mua quá mức, bán quá mức hoặc phân kỳ so với giá. MFI rất dễ đọc vì chỉ báo dao động được hiển thị dưới dạng một cửa sổ riêng biệt ở phía dưới cùng hoặc trên cùng biểu đồ. Ngoài ra, MFI rất linh hoạt vì nó có thể được áp dụng cho bất kỳ tài sản tài chính nào.
Tuy nhiên, MFI lại đặc biệt hữu ích trong crypto do lưu lượng — hoặc khối lượng — của các hoạt động giao dịch là những thành phần trong tính toán của chỉ báo dao động. Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng khối lượng này ở cấp độ trong ngày. Do đó, nhiều nhà giao dịch có kinh nghiệm coi MFI là một “RSI trọng số theo khối lượng”, vì nó giống với Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI) nhưng bao gồm cả khối lượng.
MFI là một chỉ báo dao động giới hạn mà các giá trị được chuẩn hóa từ 0 đến 100. Cài đặt mặc định gồm 14 kỳ và thường được xem trên khung biểu đồ thời gian hàng ngày. Việc này là do khối lượng có thể khác nhau hoàn toàn tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Do đó, khung thời gian hàng ngày sẽ tự động kết hợp các phiên giao dịch chậm và nhanh.
Công Thức Và Cách Tính MFI
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của chỉ báo, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công thức và cách tính MFI. Thật may vì bạn không cần phải giỏi toán để có thể sử dụng chỉ báo. Phần mềm biểu đồ sẽ tự động thực hiện tính toán cho bạn và bạn không cần phải làm thêm bất cứ thứ gì cả.
Nếu bạn không có hứng thú với thuật toán của công thức, bạn có thể bỏ qua và di chuyển đến mục tiếp theo của bài viết này (Làm Thế Nào Để Sử Dụng Chỉ Số Dòng Tiền Để Tìm Phân Kỳ).
Các thành phần có trong công thức bao gồm:
Giá cao của nến
Giá thấp của nến
Giá đóng của nến
Khối lượng giao dịch của nến
Có ba bước liên quan đến việc tìm ra công thức. Bước đầu tiên là tính giá trung bình, được định nghĩa theo sau:
Giá Trung Bình = (Giá Cao + Giá Thấp + Giá Đóng)/3
Giả sử chúng ta đang sử dụng biểu đồ hàng ngày cho Bitcoin. Giá trung bình cho cây nến ngày hôm qua sẽ là tổng của giá cao, giá thấp và giá đóng, chia cho 3.
Khi sử dụng đầu vào 14 kỳ cho MFI, nó có nghĩa là chúng ta sẽ cần “giá trung bình” cho mỗi 14 ngày trước đó, mà nhà giao dịch nhận được bằng cách thực hiện các điều chỉnh kỹ thuật đối với các chỉ báo để phù hợp với phạm vi và mức giá cực kỳ lớn.
Tiếp đó, chúng ta cần phải tích hợp dòng tiền vào giá trung bình.
Dòng Tiền = Giá Trung Bình x Khối Lượng
Tổng khối lượng được tạo của riêng ngày hôm qua sẽ được nhân lên với giá trung bình của ngày hôm qua. Sau đó, tổng khối lượng của ngày hôm kia sẽ được nhân với giá trung bình của ngày đó, v.v.
Tiếp theo, chúng ta cần điều chỉnh dòng tiền, tùy thuộc vào việc giá trung bình đã tăng hay giảm so với ngày hôm kia. Nếu giá trung bình của ngày hôm qua cao hơn của ngày hôm kia, thì ngày hôm qua được coi là dòng tiền dương.
Nếu giá trung bình của ngày hôm qua thấp hơn của ngày hôm kia thì ngày hôm qua được coi là có dòng tiền âm.
Tại điểm này, chúng ta gom tất cả dòng tiền dương lại với nhau, và trong một nhóm khác, tất cả dòng tiền âm. Phần mềm sẽ cộng tất cả các dòng tiền âm và dương, sau đó tạo ra Tỷ Lệ Tiền.
Tỷ Lệ Tiền (MR) = Tổng Dòng Tiền (ML) Dương / Tổng Dòng Tiền (ML) Âm
Giờ chúng ta đi tới thuật toán cuối cùng của MFI.
MFI = 100 − [100/(1 + MR)]
Giờ chúng ta đã có những thuật toán này, hãy áp dụng MFI vào các biểu đồ để xác định các cơ hội giao dịch.
Làm Thế Nào Để Sử Dụng Chỉ Số Dòng Tiền Để Tìm Ra Phân Kỳ
Phân kỳ là tín hiệu báo động thầm lặng nhưng mạnh mẽ, được cung cấp bởi các chỉ báo dao động. Vì trong công thức tính MFI có bao gồm khối lượng giao dịch, các nhà giao dịch có thể nói rằng phân kỳ tìm thấy trong crypto sử dụng MFI có thể thậm chí còn mạnh hơn phân kỳ được chỉ ra bởi các chỉ báo dao động khác.
Phân kỳ chỉ đơn giản là giá đang di chuyển theo một hướng, nhưng chỉ báo dao động lại đang di chuyển theo hướng ngược lại. Khi giá được cho là đang phân kỳ so chỉ báo chỉ báo dao động, nó cảnh báo các nhà giao dịch về khả năng đảo ngược giá của thị trường.
Trên biểu đồ hàng tháng của Bitcoin ở trên, hãy để ý cách giá Bitcoin liên tục giảm cho đến tháng 7/2021. Trong cùng chu kỳ này, MFI tạo ra mức thấp cao hơn (xem đường màu đỏ). Điều này cho thấy không có nhiều khối lượng giảm như hồi tháng 5/2021.
Một nhà giao dịch có thể sử dụng phân kỳ này để mua Bitcoin. Trong các tình huống phân kỳ, tôi khuyên bạn đợi sự hình thành nến tăng xuất hiện hoặc các mức kháng cự bị phá vỡ.
Trong hình trên, chúng ta có thể vẽ đường xu hướng kháng cự bao trùm các mức giá cao gần đây của Bitcoin (đường xu hướng màu xanh lam). Khi giá vượt lên trên đường xu hướng kháng cự trong lúc chúng ta thấy sự phân kỳ với MFI, chúng ta có tín hiệu mua. Các nhà giao dịch sẽ đặt lệnh dừng lỗ của họ ngay dưới mức giá thấp gần đây và nhắm mục tiêu ít nhất gấp đôi khoảng cách dừng lỗ của họ.
Cảnh báo phân kỳ ở trên cuối cùng sẽ dẫn đến sự tăng giá 100% của Bitcoin.
Phân kỳ cũng có thể là một cảnh báo giảm giá rằng đợt tăng giá đang mất đà và sắp đảo chiều xuống thấp hơn.
Nếu chúng ta tua nhanh đến quãng thời gian tháng 11/2021, Bitcoin đã trải qua một số trường hợp phân kỳ giảm giá. Sau mức cao nhất ngày 11/10, giá Bitcoin tiếp tục tăng cao hơn, trong khi chỉ số MFI đang giảm dần. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư tiền lớn đang không bỏ thêm vào các vị thế của họ và có thể đang âm thầm tìm cách thoát ra.
Phân kỳ này trở nên rõ ràng hơn khi Bitcoin tăng lần cuối cùng lên mức giá cao mọi thời đại mới — trong khi MFI thấp hơn nhiều so với mức cao tương ứng của nó.
Phân kỳ giảm giá này báo hiệu khả năng đảo chiều giảm giá. Do đó, các nhà giao dịch tìm kiếm các mức hỗ trợ và xác định mức mà khi bị phá vỡ, cho thấy xu hướng đang chuyển từ đi lên thành đi xuống. Mức cắt lỗ sẽ được thiết lập ngay trên đỉnh đảo chiều mới nhất.
Ở trên, chúng ta có thể thấy một mức hỗ trợ theo chiều ngang, khi nó bị phá vỡ, dẫn đến giá Bitcoin giảm 40%. Xu hướng giảm này được cảnh báo bằng cách sử dụng phân kỳ trên MFI.
Sử Dụng Chỉ Báo MFI Để Xác Định Các Điều Kiện Mua Quá Mức Hoặc Bán Quá Mức
Phân kỳ không phải là cảnh báo duy nhất mà MFI cung cấp. Chúng ta có thể sử dụng các chỉ số cực đoan của chỉ báo dao động để chỉ ra thời điểm thị trường có thể bị mua quá mức và cần điều chỉnh giá, hoặc bán quá mức và cần phục hồi.
Vùng mua quá mức được coi là trên 80 trên MFI. Điều này thường liên quan đến việc giá cả và khối lượng tăng một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Các vùng mua quá mức có nghĩa là thị trường đã tăng quá xa, quá nhanh và cần phải có điều chỉnh giá.
Do đó, nếu như MFI đạt trên 80 và sau đó quay trở lại dưới 80, thì lúc này tín hiệu bán sẽ được tạo.
Mặt khác, vùng bán quá mức đối với MFI là lúc chỉ báo dao động giảm xuống dưới mức 20. Khi MFI ở mức thấp như thế này thì nó có nghĩa là giá đã giảm nhanh do khối lượng tăng. Hành vi này thường được cho là tăng giá, vì giá đã di chuyển quá xa và quá nhanh đến mức giảm.
Khi đường MFI đẩy xuống dưới 20, sau đó cắt trở lại trên 20, một tín hiệu tăng giá được tạo ra khi áp lực giảm giá được giảm bớt.
Lưu ý rằng thách thức của việc thực hiện các giao dịch hoàn toàn dựa trên các vùng mua quá mức và bán quá mức là crypto có thể tăng hoặc giảm trong các chu kỳ dài, tạo ra các tín hiệu mua quá mức và bán quá mức kéo dài.
Do đó, các nhà giao dịch có kinh nghiệm sẽ tìm kiếm các biểu hiện khác của sự đảo chiều để kết hợp với tín hiệu mua quá mức và / hoặc bán quá mức.
Lấy ví dụ nếu MFI di chuyển vào vùng mua quá mức, một nhà giao dịch có kinh nghiệm có thể đợi cảnh báo phân kỳ giảm xuất hiện. Quay trở lại với Bitcoin, trong biểu đồ trên, MFI đã đạt đến mức mua quá mức và vượt xuống dưới mức 80, thường có nghĩa là trở thành tín hiệu bán.
Tuy nhiên, nhiều sự đảo chiều lớn cũng có xu hướng hiển thị giá và phân kỳ MFI hiển thị chỉ số mức giá cực đoan. Từ tháng 3 đến tháng 4/2021, chỉ số MFI của Bitcoin giảm từ vùng mua quá mức, sau đó giá bật lên một mức cao mới cuối cùng trên phân kỳ MFI.
Một sự kết hợp hiệu quả khác với MFI là tìm kiếm sự hình thành nến để giúp xác nhận tín hiệu mua quá mức hoặc bán quá mức. Nếu ta xem xét về Ethereum trong đợt rớt giá vào tháng 3/2020 sẽ thấy rằng khi MFI vượt qua mức bán quá mức, một Harami tăng giá được hình thành.
Sự hình thành nến Nhật tăng giá này đang báo hiệu sự hỗ trợ cho thị trường sau khi nó đạt đến mức quá bán. Như chúng ta đã biết, Ethereum đã tiếp tục tăng gấp 40 lần so với mức thấp đó.
Chỉ Số Dòng Tiền Và Chỉ Số RSI
Chỉ số MFI và RSI (Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối) có liên quan rất chặt chẽ với nhau, với nhiều điểm tương đồng.
Ví dụ, cả hai chỉ báo dao động được giới hạn trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này có nghĩa là số liệu của cả hai chỉ báo dao động sẽ không dưới 0 hoặc vượt quá 100.
Thứ hai là cả hai đều là chỉ báo dao động động lượng có chức năng đo sức mạnh của xu hướng cơ bản. Khi phân kỳ xuất hiện, chúng cho thấy xu hướng cơ bản đang suy yếu và sắp sửa đảo ngược. Khi các chỉ báo dao động là mức quá mua hoặc mức quá bán, điều đó cho thấy giá đã di chuyển quá xa và quá nhanh.
Tuy nhiên thì MFI và RSI thật sự không giống nhau, với hai sự khác biệt đối lập rõ rệt.
Khác biệt đầu tiên là MFI có thể tự động tính toán và sử dụng “giá trung bình”, trong khi công thức RSI chỉ dựa trên giá đóng của cây nến.
Khác biệt thứ hai đó là MFI tích hợp khối lượng giao dịch vào công thức của nó, trong khi RSI hoàn toàn dựa trên giá. Những người ủng hộ phân tích khối lượng tin rằng MFI có thể dự báo xu hướng và cảnh báo về các đảo chiều có thể xảy ra theo cách hợp thời hơn RSI.
Khi chúng ta đặt MFI và RSI cạnh nhau để quan sát trên cùng một thiết lập nhìn lại 14 kỳ, rõ ràng là hầu hết các lần lên và xuống trong các chỉ báo dao động đều tương tự nhau.
Có một số khác biệt theo thời gian có thể ảnh hưởng đến khối lượng tài sản. Ví dụ, trong phần tô đậm màu cam trên biểu đồ, hãy chú ý mức thấp bên phải của MFI thấp hơn mức thấp của RSI như thế nào. Điều này cho thấy rằng khối lượng có khả năng sụt giá trong kỳ đó nặng hơn, khiến MFI trở nên bán quá mức.
RSI không thể hiện ưu điểm tương tự với rủi ro sụt giá. Một nhà giao dịch có thể đã bắt được tín hiệu tăng thông qua sử dụng MFI, nhưng RSI sẽ không tạo ra các tín hiệu như vậy.
Vào ngày 20/9/2021 (phần tô đậm màu xanh lam trên biểu đồ), MFI tạo ra mức thấp thứ cấp bằng với mức thấp đầu tiên của nó. Trong khi đó, mức thấp thứ cấp của RSI thấp hơn mức đầu tiên của nó. Điều này cho thấy hành động giá giảm có tác động mạnh, nhưng MFI đang cho chúng ta biết rằng khối lượng đã ở mức thấp trong đợt trượt giá đó.
Do khối lượng đầu vào bổ sung, chúng ta có thể biết xu hướng giảm có thể chỉ là tạm thời do thiếu khối lượng có rủi ro trượt giá.
Kết Luận
Một số nhà giao dịch gọi chỉ số MFI như một phiên bản nâng cao của chỉ số RSI. Bằng cách tích hợp khối lượng giao dịch vào công thức của nó, động lực của xu hướng có thể được theo dõi cụ thể hơn, vì nhiều nhà giao dịch tiền điện tử có kinh nghiệm tin rằng xu hướng tuân theo khối lượng.
Do đó, các nhà giao dịch MFI tìm kiếm sự phân kỳ giữa giá và chỉ số MFI để tìm kiếm một xu hướng yếu sắp sửa đảo chiều; hoặc họ giao dịch các chỉ số MFI cực đoan, vì thị trường dường như đã di chuyển quá xa, quá nhanh.
Nhận tiền điện tử và thông tin giao dịch hàng ngày của bạn
Không spam. Chỉ có nội dung hấp dẫn và cập nhật ngành trong không gian tiền điện tử