Token Không Thể Thay Thế Là Gì? Hướng Dẫn Cơ Bản về NFT
Hiển thị thêm
Nhanh chóng nắm bắt nội dung bài viết và đánh giá tâm lý thị trường chỉ trong 30 giây!
Tiền điện tử và công nghệ blockchain đã trải qua một giai đoạn đầy sôi động vào năm 2020. Đầu tiên, việc giảm một nửa Bitcoin đã xảy ra vào mùa xuân năm 2020, diễn ra khoảng bốn năm một lần. Sau đó, chúng tôi thấy các tổ chức tài chính lớn bắt đầu đổ những khoản tiền chưa từng có vào Bitcoin. Năm 2020, Tài Chính Phi Tập Trung (DeFi) cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Nếu bạn theo dõi không gian crypto, bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ “Token Không Thể Thay Thế”, nhưng bạn có thể chưa hiểu nó là gì. Các token không thể thay thế (NFT) bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý vào năm 2020, nhưng chúng đã bùng nổ tiếng tăm vào đầu năm 2021. Nếu bạn muốn biết NFT là gì, chúng tôi sẽ giải thích mọi thứ bạn cần biết về chúng trong bài hướng dẫn này.
Token Không Thể Thay Thế Là Gì?
Được hỗ trợ bởi ERC-721, một smart contract không thể phân chia dựa trên Ethereum, token không thể thay thế là một token mật mã duy nhất cho việc truy vết tài sản trí tuệ cá nhân.
Token không thể thay thế là tài sản kỹ thuật số được viết trên các smart contract. Vì chúng không thể tái tạo được, chúng đại diện cho một thứ độc đáo và đặc biệt. Bạn có thể coi chúng như những món đồ sưu tầm. Không thể trao đổi một token không thể thay thế cho một token khác vì mỗi token đều chứa một thứ gì đó độc đáo.
Ví dụ, có khoảng 18 triệu bitcoin đang được lưu thông. Tất cả bitcoin đều giống nhau. Tuy nhiên, không như Bitcoin, NFT có những phẩm chất riêng độc đáo tách chúng ra một bên. Vì vậy chúng không thể thay thế cho nhau.
Ngoài tính duy nhất, chúng cũng không thể phân chia, nghĩa là chúng không thể bị chia nhỏ. Do đó đơn vị nguyên tố là chính token đó. Các token không thể thay thế cũng có thể được mô tả như các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Không dễ để tạo ra chúng, vì thế chúng rất hiếm, và yếu tố khan hiếm càng làm tăng giá trị của chúng.
Trong crypto, Cryptokitties là một trong những token không thể thay thế phổ biến nhất. Mỗi Cryptokitty là duy nhất, có nghĩa là chúng thường được bán với số tiền lớn. Ví dụ, một Cryptokitty không thể được chia thành các phần nhỏ hơn và sau đó được giao dịch với một số người khác, như trường hợp của Bitcoin. Vì vậy, không thể mua một phần nhỏ của Cryptokitty - bạn phải mua toàn bộ.
Bằng chứng về tính xác thực của NFT có thể được chứng minh trong mạng blockchain. Ngoài ra, các tài sản kỹ thuật số này có thể di chuyển tự do mà không ảnh hưởng đến quyền sở hữu vì công nghệ blockchain giúp duy trì quyền sở hữu.
Phần lớn các NFT dựa trên Ethereum blockchain. Ngoài ra còn có một số dựa trên các blockchain khác, chẳng hạn như TRON và NEO.
Nếu bạn muốn mua các token không thể thay thế, bạn có thể thực hiện việc đó thông qua một số chợ NFT, chẳng hạn như OpenSea hoặc Enjin Marketplace. Để mua NFT, tiền điện tử Ether của Ethereum (ETH) thường được sử dụng để thanh toán. Tuy nhiên, các loại tiền điện tử khác cũng có thể được sử dụng.
Tóm lại, NFT có một số đặc điểm cố định sau:
Khan hiếm. NFT có giá trị vì tính khan hiếm của chúng. Dù vậy, các nhà phát triển NFT có thể tạo ra số lượng NFT không giới hạn.
Không thể phân chia. Hầu hết NFT không thể chia ra thành các đơn vị nhỏ hơn.
Duy nhất. Nhờ có công nghệ smart contract, thông tin của mọi NFT là duy nhất. ERC-721 là ‘tiêu chuẩn token không thể thay thế’ triển khai giao thức API để các NFT tuân thủ.
Token Có Thể Thay Thế Là Gì?
Các token có thể thay thế được phát triển theo cách mỗi token đều bằng với token tiếp theo. Một token có thể thay thế có thể được đổi lấy bất kỳ token nào khác cùng loại. Các token này giống hệt nhau. Do đó, các token có thể thay thế hoán đổi được cho nhau.
Trên thực tế, khả năng thay thế là thứ phân biệt các loại tiền điện tử theo bản chất. Hầu hết các loại tiền điện tử đều có thể thay thế được. Ví dụ, Bitcoin và Ethereum có thể thay thế được. Một Bitcoin (hoặc một phần nhỏ của nó) có thể được trao đổi với một Bitcoin khác vì chúng đại diện cho cùng một giá trị. Điều này cũng xảy ra với Ethereum.
Các token có thể thay thế phân chia được, và chúng không phải là duy nhất. Hơn nữa, các token có thể thay thế gỡ rối các quy trình trao đổi và giao dịch, vì khả năng thay thế chỉ ra giá trị giống hệt nhau giữa các token.
Ví dụ về token có thể thay thế và không thể thay thế. Nguồn: blockchainsimplified.com
Thay Thế vs Không Thể Thay Thế
Thoạt nhìn, có vẻ khó để hiểu sự khác biệt giữa có thể thay thế và không thể thay thế, nhưng thực tế, nó rất đơn giản. Một thứ gì đó có thể thay thế được thì có thể dễ dàng thay thế cho nhau. Nên một mặt hàng có thể thay thế được có cùng giá trị với một mặt hàng khác. Chúng có thể được trao đổi cho nhau, vì vậy chúng có thể hoán đổi tương hỗ.
Ví dụ đơn giản nhất có thể đưa ra là tiền dollar. Nếu bạn cho ai đó vay một dollar, bạn mong đợi người đó trả lại cho bạn một dollar, nhưng bạn không mong họ trả lại bạn bằng chính tờ dollar mà bạn đã đưa cho họ. Bạn sẽ chấp nhận bất kỳ loại dollar nào - giả sử là bốn xu 25 cent - bởi vì bạn bận tâm với giá trị của dollar đó chứ không phải với tờ dollar bạn đã đưa cho họ. Nói cách khác, dollar có thể thay thế được. Vì vậy, khả năng thay thế là khả năng của một tài sản có thể thay thế cho các tài sản khác cùng loại. Một số tài sản có thể thay thế khác bao gồm hàng hóa như dầu, hoặc vàng thỏi.
Trong khi đó, các tài sản không thể thay thế không trao đổi được cho nhau. Chúng không thể thay thế cho nhau bởi vì mỗi chúng là duy nhất và không có giá trị giống như bất kỳ tài sản nào khác.
Các tài sản không thể thay thế thường là đồ sưu tập, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một ví dụ về một mặt hàng không thể thay thế là ô tô. Nếu bạn gửi xe cho thợ sửa xe và người thợ giao cho bạn một chiếc xe khác để sử dụng trong tình trạng tốt hơn, bạn sẽ rất vui. Nếu chiếc xe trong tình trạng tồi tệ hơn, bạn sẽ không hài lòng. Tuy nhiên, chiếc xe của thợ cơ khí không có giá trị bằng chiếc xe của bạn, vì vậy nó không thể thay thế được.
Một ví dụ khác là nếu ông của bạn tặng bạn một chiếc đồng hồ cũ làm quà - về giá trị tình cảm, không có chiếc đồng hồ nào khác trên thế giới có giá trị bằng chiếc đồng hồ đó. Hoặc nếu bạn đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt đối với bạn, thì không có món đồ nào khác có thể có giá trị tương tự, vì vậy tác phẩm nghệ thuật đó là không thể thay thế được.
Ưu và Nhược Điểm của Token Không Thể Thay Thế
Giống như các tài sản crypto khác, NFT có ưu và nhược điểm. Hãy cùng xem qua chúng.
Ưu Điểm:
NFT có thể là một con đường cho nhiều người bước vào thế giới crypto và blockchain.
Tính xác thực được đảm bảo thông qua công nghệ blockchain, làm tăng giá trị của NFT và khiến chúng trở thành một thị trường đáng thèm muốn.
Nhiều cá nhân gặp khó khăn trong việc kiếm tiền từ công việc của họ, đặc biệt là trong nghệ thuật và trò chơi, và NFT có thể là một cách mới để tạo ra doanh thu trong những lĩnh vực này.
NFT có thể đơn giản hóa giao dịch thu thập. Nhiều vật phẩm hiếm có thể được mua dưới dạng phiên bản kỹ thuật số của bộ sưu tập.
Nhược Điểm:
Mất nhiều thời gian để xây dựng các ứng dụng phi tập trung cho NFT. Đôi khi, quá trình này có thể trở nên phức tạp.
Thị trường NFT nói chung là mới. Như vậy, NFT không được sử dụng nhiều như các tài sản crypto có thể thay thế. Do đó, với những người dùng không có kinh nghiệm trong việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung, có thể khó sử dụng NFT.
Có khả năng thua lỗ khi một người mua NFT với hy vọng kiếm tiền bằng cách bán nó để kiếm lời. Nếu thị trường giảm phát, thì người mua sẽ bị lỗ.
Vì nó vẫn được coi là thị trường mới, hiểu được NFT có thể phức tạp với các cá nhân chưa quen với crypto và blockchain.
Vì Sao Token Không Thể Thay Thế Phổ Biến?
Trong năm 2019 và 2020, NFT cho thấy mức độ phổ biến tăng nhẹ, nhưng danh tiếng của chúng đã bùng nổ vào đầu năm 2021. Nhiều nghệ sĩ và người sáng tạo đã coi NFT như một cơ hội để thể hiện kỹ năng của họ bằng kỹ thuật số.
Vào tháng 2/2021, những nhân vật nổi tiếng như YouTuber Logan Paul và rapper Post Malone đã lên chuyến tàu NFT.
Token không thể thay thế có động lực lớn nhất vào đầu năm 2021.
Nguồn: Cryptoart.io
Một tweet từ một nhà phân tích trong không gian NFT, Cherie Hu, lưu ý rằng chỉ trong tuần cuối cùng của tháng 2/2021, $18,2 triệu đã được chi cho doanh số NFT âm nhạc - 80% tổng doanh số NFT âm nhạc trong 9 tháng trước đó.
Tuy nhiên, con số này không là gì so với doanh số NFT sưu tập kỹ thuật số NBA đã phá vỡ doanh thu $250 triệu mọi thời đại thông qua nền tảng Boardroom. Đáng kinh ngạc nhất là $218 triệu trong số đó đã được chi vào tháng 2/2021.
Có một số yếu tố khiến NFT đang trở nên phổ biến. Tiền điện tử nói chung đang tăng trưởng và đang trở nên dễ chấp nhận hơn. Công nghệ blockchain đang được coi là giải pháp cho nhiều vấn đề trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Công nghệ đằng sau NFT có thể phức tạp khó hiểu, nhưng các yếu tố như văn hóa đằng sau NFT, và sự khan hiếm khiến chúng trở nên phổ biến. Thực tế là nó là một công nghệ mới và cảm giác là một phần của giai đoạn đầu cũng góp phần vào đó. Cherie Hu đã mô tả nó tốt nhất: “NFT giúp thu hẹp khoảng cách kiên cố giữa giá trị cảm xúc và giá trị thị trường của nghệ thuật trong thế giới kỹ thuật số.”
Real-World Uses Of Non-Fungible Tokens
Could NFTs tokenize the real world? The real-world uses of non-fungible tokens are starting to become more common, and more diverse. Yet, certainly, the use case of NFTs is still in its early stage. Let’s take a look at the most popular cases.
- Art – Programmable art is one of the most common kinds of NFTs. Art is opening the doors for the adoption of blockchain technology, as it is allowing the tokenization of various artworks. Blockchain offers proof of ownership, so when a user buys an artwork, they will be able to see the artwork’s history. Former ownerships and the prices it was sold for can also be found out.
- Music files – They can also be associated with NFTs. Artists can mint their songs into NFTs with platforms like Rarible and Mintbase.
- Certifications and Licenses – These types of licenses can be minted in the form of NFTs. Therefore this can save a lot of time for those that verify records by checking paper certificates and documents. With NFTs, they won’t have to go through such procedures.
- Sports – NFTs can prevent ticket counterfeiting through tokenized game tickets getting issued on the blockchain network.
- Real Estate – Properties can get tokenized in a blockchain platform. A property is divided into smaller assets. Investors can then buy these assets through blockchain-based exchanges. Real estate tokenization also eliminates third parties in the transaction when someone buys or sells a house.
Sử Dụng Token Không Thể Thay Thế Trong Thế Giới Thực
NFT có thể mã hóa thế giới thực không? Việc sử dụng các token không thể thay thế trong thế giới thực đang bắt đầu trở nên phổ biến hơn, và đa dạng hơn. Tuy nhiên, chắc chắn, trường hợp sử dụng của NFT vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Chúng ta hãy xem xét các trường hợp phổ biến nhất.
Nghệ thuật – Nghệ thuật có thể lập trình là một trong những loại NFT phổ biến nhất. Nghệ thuật mở ra cánh cửa cho việc chấp nhận công nghệ blockchain, vì nó cho phép mã hóa các tác phẩm nghệ thuật. Blockchain cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu, khi người dùng mua một tác phẩm nghệ thuật, họ sẽ có thể xem lịch sử của tác phẩm nghệ thuật. Các quyền sở hữu trước đó và giá đã bán cũng có thể tìm được.
Âm Nhạc – Chúng cũng có thể được liên kết với NFT. Các nghệ sĩ có thể đúc các bài hát của họ thành NFT với các nền tảng như Rarible và Mintbase.
Chứng Chỉ và Giấy Phép – Các loại giấy phép này có thể đúc đưới dạng NFT. Do đó, việc này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho những đơn vị thẩm tra hồ sơ và tài liệu. Với NFT, họ sẽ không phải trải qua thủ tục như vậy.
Thể thao – NFT có thể chặn làm giả vé bằng các vé được mã hóa phát hành trên mạng blockchain.
Bất động sản - Các tài sản có thể được mã hóa trong nền tảng blockchain. Một tài sản được chia thành các tài sản nhỏ hơn. Sau đó, các nhà đầu tư có thể mua những tài sản này thông qua các sàn giao dịch dựa trên blockchain. Token hóa bất động sản cũng loại bỏ các bên thứ ba trong giao dịch khi ai đó mua hoặc bán nhà.
Tương Lai của Token Không Thể Thay Thế
Nhiều người trong thế giới crypto đang coi NFT là điều lớn lao tiếp theo.
Tỷ phú doanh nhân người Mỹ Mark Cuban đã nói lên quan điểm của mình về NFT, cho rằng chúng có tiềm năng rất lớn.
“Điều này giống như những ngày đầu của internet. Tôi nghĩ [NFT và công nghệ blockchain] sẽ rất lớn lao”, Cuban nói trong khi phát biểu cho podcast “The Quest” với Justin Kan. “Tôi nghĩ khía cạnh sưu tầm của nó sẽ hoàn toàn làm đảo lộn nền công nghiệp [nghệ thuật], âm nhạc và phim ảnh,” ông nói thêm.
Ngoài ra , nhà đầu tư tỉ phú Chamath Palihapitiya và influencer Gary Vaynerchuk gần đây đã ca ngợi NFT.
NFT có thể được chế tạo kỹ thuật số hoặc token hóa tài sản trong thế giới thực trên blockchain. Điều này cho thấy tiềm năng của NFT cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vì chúng đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nên đây là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu tìm hiểu và làm quen với NFT.
Các thương hiệu lớn đang bắt đầu tham gia vào NFT. Ví dụ, trò chơi bóng đá ảo Sorare đã đăng ký 100 câu lạc bộ bóng đá vào nền tảng của nó.
Chẳng bao lâu nữa, NFT có thể trở thành một thứ gì đó quen thuộc với tất cả chúng ta, giống như Bitcoin. Với việc sử dụng NFT, nhiều lĩnh vực khác nhau như luật, nghệ thuật, chuỗi cung ứng, trò chơi điện tử, chứng chỉ và giấy phép có thể được hưởng lợi. Giới hạn của NFT là bầu trời.
Kết Luận
Đây là một thời điểm thú vị cho tiền điện tử và blockchain, và NFT có thể được coi là may mắn nhân đôi. Chúng thực sự đại diện cho một phần độc đáo của thế giới blockchain và có tiềm năng phát triển to lớn, đặc biệt là vì chúng có khả năng giải quyết các vấn đề khác nhau cho các ngành công nghiệp khác nhau. Hơn nữa, người dùng có thể yên tâm rằng bản quyền và tính xác thực sẽ được bảo toàn với NFT, nhờ những điều kỳ diệu của công nghệ blockchain.
Nhận tiền điện tử và thông tin giao dịch hàng ngày của bạn
Không spam. Chỉ có nội dung hấp dẫn và cập nhật ngành trong không gian tiền điện tử