LUNA Là Gì và Liệu Có Nên Đầu Tư?
Hiển thị thêm
Nhanh chóng nắm bắt nội dung bài viết và đánh giá tâm lý thị trường chỉ trong 30 giây!
Do thị trường crypto nổi tiếng là không ổn định, nhiều dự án tìm cách giới thiệu giải pháp gửi và nhận coin có giá trị ổn định cho khách hàng. Mặc dù Tether và stablecoin của nó là USDT đã (và vẫn đang) phần nào chiếm lĩnh thị trường crypto, giờ đây những người dùng tiền điện tử có thể có nhiều lựa chọn khác. Dự án blockchain Terra là một trong các lựa chọn trên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về LUNA coin, công dụng chính của nó, và liệu nó có phải là lựa chọn đầu tư tốt hay không.
LUNA Là Gì?
Terra (LUNA) là một giao thức blockchain được tạo ra để phát triển tiền điện tử có tính ổn định và cơ sở hạ tầng tài chính mở, tập trung vào các giao dịch và smart contract. Mục tiêu chính của nó là thay thế chuỗi thanh toán bao gồm các ngân hàng, cổng thanh toán và mạng lưới thẻ tín dụng.
Một trong những rào cản chính ngăn cản việc áp dụng phổ biến tiền điện tử là sự biến động giá của chúng. Trong thị trường tiền điện tử, một coin có thể tăng hoặc hạ 20% giá trị hoặc hơn chỉ trong một ngày. Terra đang cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách tạo ra các crypto token có mức giá ổn định theo sát với các đơn vị tiền định danh. Nó sử dụng một thuật toán ổn định giá làm thay đổi cung tiền của một tài sản để khôi phục giá trị của nó, làm giảm chi phí, tăng tính ổn định cũng như trao đổi xuyên biên giới.
Hệ Sinh Thái Terra
Hệ sinh thái Terra gồm có các stablecoin, giao thức Anchor, token mã hóa gốc của mạng Terra (LUNA), và giao thức Mirror. Hãy cùng xem xét chi tiết từng khía cạnh của hệ sinh thái này.
Stablecoin
Terra tạo ra stablecoin được định giá với các đơn vị tiền tệ định danh chính của thế giới. Người dùng có thể truy cập các stablecoin như TerraUSD (UST) ghép với USD, TerraMNT được liên kết với tugrik Mông Cổ, TerraKRW (KRT) được gắn với đồng won của Hàn Quốc và TerraSDR (SDT) được định giá theo Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Để giải quyết vấn đề biến động giá, giao thức sử dụng cơ chế cung ứng tiền co giãn: nếu giá tiền tệ lệch khỏi định giá của nó, hệ thống sẽ bình thường hóa nó bằng cách giảm hoặc tăng lượng cung tiền. Các coin LUNA mới được đúc để ổn định giá stablecoin của Terra.
Giao Thức Anchor
Anchor là một thị trường tiền tệ và đồng thời là một giao thức gửi tiết kiệm được xây dựng trên blockchain của Terra. Do tính phi tập trung của nó, Anchor tập hợp ba nguyên tắc tài chính gồm có thanh toán, đầu tư và tiết kiệm. Nó cho phép các stablecoin holder của Terra hưởng 20% tỷ suất lợi nhuận hằng năm (APY). Thêm vào đó, nó còn cho phép gửi và rút tiền tức thì, vay ngắn hạn và giao dịch ký quỹ LUNA.
Các LUNA holder có thể kiếm được phần thưởng từ staking mà không cần khóa LUNA vì họ có thể stake hoặc unstake LUNA bất kỳ lúc nào. Để được hưởng lợi từ việc cho vay, khách hàng có thể sử dụng token đã stake làm tài sản thế chấp. Họ cũng có thể vay một nửa giá trị LUNA đã stake của họ.
Người vay phải khóa tài sản thế chấp với tỷ lệ 150–200%, tùy thuộc vào token, và đổi lại họ nhận được TerraUSD. bLUNA, một phiên bản được stake của LUNA, là thanh khoản tài sản phái sinh từ staking đầu tiên của Anchor. Nó cho phép người dùng kiếm được phần thưởng từ staking mà vẫn duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn coin của họ.
Giao Thức Mirror
Mirror cho phép giao dịch tài sản phi kỹ thuật số thông qua Mirrored Assets (mAssets), được phát hành bởi giao thức và phản ánh giá trao đổi của chúng. Để tạo mAsset, hơn 150% giá trị tài sản thực phải được khóa như tài sản thế chấp bằng Terra stablecoin hoặc mAsset.
LUNA Tokenomics
LUNA, hay token của mạng Terra, là nền tảng của hệ sinh thái Terra. Sứ mệnh của nó là mang các công nghệ blockchain đến với đại chúng, tập trung vào tiện ích hơn là giao dịch. LUNA là một stablecoin sử dụng thuật toán tự điều chỉnh bằng cách đúc hoặc đốt coin dựa trên tỷ giá hối đoái hiện tại của Terra.
Tổng lượng cung LUNA là 1 tỉ token và mạng được thiết kế để đốt coin nếu số lượng vượt quá 1 tỉ. Các coin được phân bổ theo cách sau: 26% được trao cho những người ủng hộ thông qua giao dịch tư nhân, 20% được giữ trong khoản dự trữ ổn định giá, 20% dành cho Terra Alliance, 20% được trao cho nhân viên và những người đóng góp cho dự án, 10% được dự trữ cho Terraform Labs, và 4% được đưa ra cho báo giá Genesis Liquidity trên các sàn giao dịch.
LUNA đóng vai trò một staking token để củng cố toàn bộ mạng lưới. Nó có thể được giữ, giao dịch hay dùng như tài sản thế chấp. Để giữ LUNA, khách hàng có thể dùng ví riêng của Terra để lưu trữ tài sản trên máy tính, ví lạnh, hoặc ví trên di động của mình. LUNA có thể được mua và giao dịch trên một số sàn giao dịch tiền điện tử bao gồm Bitfinex, Binance, OKEx và Upbit.
Các Chức Năng Của LUNA
Coin LUNA được sử dụng cho nhiều mục địch khác nhau, một số trong đó được liệt kê bên dưới.
Staking. Chức năng chính của LUNA là bảo vệ mạng lưới bằng cách khóa giá trị tài sản thông qua cơ chế staking.
Thưởng. Người dùng khi xác nhận giao dịch và thêm khối vào blockchain sẽ được thưởng bằng LUNA.
Quản trị. Terra là giao thức quản lý bởi cộng đồng. Các bên liên quan của Luna có quyền gửi đề xuất để bỏ phiếu về việc nâng cấp phần mềm, sửa đổi kỹ thuật, thay đổi cơ cấu chi phí và chính sách tiền tệ.
Thế chấp. Các token holder của LUNA có thể stake coin của họ làm tài sản thế chấp để xác nhận giao dịch và nhận thưởng tùy theo số lượng LUNA được stake.
LUNA Hoạt Động Như Thế Nào?
Stablecoin của mạng Terra không thể được dùng để thế chấp chính chúng, do LUNA được dùng làm tài sản thế chấp để hỗ trợ ổn định giá trị của chúng. Để đúc stablecoin, thợ đào phải đốt lượng LUNA tương ứng. Ví dụ, khi LUNA được đổi lấy UST, một tỉ lệ nhất định LUNA được đốt, và phần còn lại được nhập vào quỹ Cộng Đồng Terra, và đồng thời một UST được in ra.
Nhóm cộng đồng khai thác tích lũy nguồn quỹ, rồi tái đầu tư để xây dựng nhiều ứng dụng sử dụng UST hơn. Nếu nhu cầu về UST thấp, thuật toán của Terra sẽ tăng phí. Bằng cách này, những người kiểm định luôn được thưởng bằng một dòng tiền UST ổn định.
Để trở thành người kiểm định và khai thác các khối giao dịch, người dùng cần stake LUNA và nằm trong top 100 holder hàng đầu của LUNA. Những người không đủ điều kiện có thể ủy thác số coin đã stake của họ cho người kiểm định để có thể thay mặt họ chấp thuận các giao dịch và tạo ra thu nhập thụ động. Người dùng đã stake LUNA sẽ nhận được phần thưởng từ staking tùy thuộc vào quy mô stake của họ. Những phần thưởng này đến từ ba nguồn:
Phí gas. Terra sử dụng gas để tránh gửi thư rác khi thực hiện các smart contract. Người kiểm định sẽ xác định giá gas tối thiểu và từ chối các giao dịch giá cao hơn.
Các khoản phí. Người dùng bị tính phí từ 0,1% đến 1%, giới hạn ở mức 1 TerraSDR và có thể được thanh toán bằng bất kỳ loại tiền tệ Terra nào.
Phần thưởng Seigniorage. Những người kiểm định có thể nhận thưởng Seigniorage khi họ bỏ phiếu đổi LUNA lấy stablecoin của Terra.
Lịch Sử Của LUNA
Terra được tạo ra bởi công ty blockchain Hàn Quốc Terraform Labs, một trong số 15 công ty thương mại điện tử của Terra Alliance, có tập đoàn tại Hàn Quốc và Đông Nam Á. Các nhà đồng sáng lập - Daniel Shin và Do Kwon, đồng thời là Giám đốc điều hành- có định hướng tạo ra một loại tiền điện tử mới có thể phản ánh bản chất linh hoạt của nền kinh tế kỹ thuật số.
Terraform Labs được thành lập vào tháng 1/2018, từ đó bắt đầu lịch sử hình thành của giao thức Terra. Terra đã trải qua một số cột mốc quan trọng được liệt kê dưới đây.
Tháng 8/2018, một buổi bán cho các nhà đầu tư sớm được tổ chức, gây quỹ được 32 triệu USD.
Tháng 4/2019, mainnet của Terra chính thức được trình làng.
Tháng 9/2020, stablecoin UST của Terra chính thức được phát hành.
Ngày 3/12/2020, Giao Thức Mirror của Terra được trình làng.
Tháng 2/2021, Terra Station Mobile được phát hành trên nền tảng Android và iOS, cho phép người dùng quản lý LUNA từ smartphone của mình.
Ngày 17/3/2021, giao thức Anchor được phát hành.
Ngày 25/3/2021, giao diện web Terra Bridge có chức năng chuyển tài sản giữa Terra, Ethereum và Binance Smart Chain được đưa vào hoạt động.
Các Đối Tác Của Terra
Terra đã hình thành một số quan hệ đối tác, thúc đẩy việc sử dụng trên quy mô toàn cầu của nó. Trong số các đối tác của nó có CHAI, một trong những ví thương mại điện tử lớn nhất của Hàn Quốc do TerraKRW cung cấp; Voyager Digital, một nhà môi giới tiền điện tử; và Bison Trails, một công ty cơ sở hạ tầng blockchain. Terra cũng đã hợp tác với Axelar để mang sự tương kết đến cho hệ sinh thái Terra. Các đối tác thương mại điện tử khác của Terra là Bugs, một gã khổng lồ trong lĩnh vực stream âm nhạc tại Hàn Quốc và Sinsang Market, nền tảng thời trang B2B lớn nhất ở Hàn Quốc.
Những nhà đầu tư đứng sau Terra gồm có Arrington XRP Capital, Binance Labs, Huobi Capital, HashKey Capital, LuneX Ventures, và Ulysses Capital.
Lịch Sử Giá LUNA
LUNA lần đầu tiên có thể mua được là vào một buổi bán token cho các nhà đầu tư sớm. Vòng bán công khai coin kết thúc vào tháng 2/2019 với $0.80 cho mỗi coin. Vào ngày 26/7/2019, giá tăng lên $1.32, rồi đi vào đà giảm liên tục và kết thúc với mức thấp kỉ lục là $0.12 vào tháng 3/2020, mang lại ROI âm cho các nhà đầu tư là -80%. Sau đó, token dần lấy lại sức mạnh. Giá tăng ổn định cho tới đợt tăng giá của tháng Một và tháng Hai khi nó tăng vọt lên, đạt mức cao kỉ lục $21.76 vào ngày 21/3/2021. Tại thời điểm viết bài, giá hiện tại của LUNA là khoảng $18, xếp thứ 26 trong số các coin lớn nhất theo vốn hóa thị trường.
Tương Lai Của LUNA?
Nếu xét về xu hướng hiện tại đối với việc áp dụng tiền kỹ thuật số, đợt tăng giá gần đây của Terra, cũng như thực tế là nó đã trở thành một trong những stablecoin lớn nhất theo vốn hóa thị trường và sự phổ biến của nó đối với các nhà giao dịch, phân tích của chúng tôi cho thấy khả năng khá cao là giá trị của Luna sẽ tăng trong những năm tới.
Các Dự Đoán Về Giá
Hãy nhìn qua một số dự đoán về giá trị của LUNA trong những năm sắp tới, để xem liệu nó có phải là một khoản đầu tư dài hạn tốt hay không.
Theo phân tích của Walletinvestor, LUNA là sự đầu tư dài hạn tuyệt vời. Họ dự đoán giá trị sẽ tăng dài hạn cho đến tháng 4/2026, khi nó đạt mức $202.
Digitalcoin dự kiến giá LUNA sẽ tăng lên $38,99 trong vòng một năm. Vào năm 2022, giá của nó được dự đoán là $32,08 và vào tháng 12/2026, giá dự đoán là $78.
Longforecast dự đoán rằng LUNA sẽ tăng giá dài hạn và sẽ có giá $44,67 vào cuối năm 2021, theo đó là tăng lên $54 vào tháng 9/2022, rồi giảm xuống còn $41,51 vào tháng 1/2023.
Cryptocurrency Price Prediction dự đoán thậm chí còn cao hơn. Nó dự báo rằng giá LUNA sẽ là $331 vào tháng 12/2022 và $836 vào tháng 12/2025.
Có thể thấy rằng các nhà phân tích dường như dự đoán rằng LUNA sẽ không sụp đổ, họ kỳ vọng vào việc LUNA sẽ tăng giá trị và xem nó là một lựa chọn thích hợp để đầu tư dài hạn.
Yếu Tố Giá
Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá LUNA. Một trong các yếu tố này là đội ngũ những người ủng hộ đang ngày càng phát triển. Theo Terra Community Console, một nền tảng dữ liệu trên chuỗi, Terra đang ngày càng trở nên phổ biến với hơn 1.800 tài khoản mới được tạo hàng ngày. Điều này có nghĩa là nhiều người đam mê tiền điện tử đang giữ và sử dụng LUNA, tạo ra các giao dịch và nhận được nhiều phần thưởng hơn, tất cả đều đang góp phần tăng vốn hóa thị trường token.
Một yếu tố khác là nguồn cung LUNA coin có giới hạn giúp hạn chế lạm phát và số coin này dần trở nên khan hiếm hơn mỗi ngày. Nhu cầu ngày càng tăng và việc sử dụng các stablecoin Terra thông qua các ứng dụng thanh toán và giao thức tiết kiệm cũng đang thúc đẩy giá trị của token LUNA. Hơn nữa, tại thời điểm viết bài, Terra được xếp hạng thứ ba về số lượng giao dịch trong số tất cả các blockchain.
Kết Luận
LUNA tạo ra một giải pháp khả thi cho những người tìm kiếm sự ổn định khi sử dụng tiền điện tử. Mặc dù bản thân LUNA không phải là một stablecoin, nhưng nó rất cần thiết trong việc duy trì sự ổn định chung của giao thức. Hệ sinh thái đang phát triển của dự án đang làm tăng thêm tính phổ biến của nó, cùng với đó là các dự đoán tương đối lạc quan về giá trong tương lai.
Nhận tiền điện tử và thông tin giao dịch hàng ngày của bạn
Không spam. Chỉ có nội dung hấp dẫn và cập nhật ngành trong không gian tiền điện tử