Topics AltcoinsCurrent Page

Sharding và Scilla: Liệu Zilliqa Có Phải Là Khoản Đầu Tư Sinh Lời Trong Tương Lai?

Trung Cấp
Altcoins
20 Th04 2022
14 phút

Tóm tắt AI

Hiển thị thêm

Tóm tắt chi tiết

Liệu Zilliqa có phải là khoản đầu tư sinh lời dựa trên quảng cáo rầm rộ đằng sau sharding và Scilla không? Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà tiền điện tử và các blockchain hiện nay phải đối mặt là khả năng mở rộng. Khác với các mạng blockchain hàng đầu hiện nay, chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum, ngay từ đầu, Zilliqa (ZIL) được tạo ra để giải quyết vấn đề này. Điểm thu hút chính của Zilliqa là khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây (TPS), từ đó cho phép phát triển được các công cụ tài chính nâng cao. Có thể kết hợp mạng này với nhiều dịch vụ dựa trên blockchain, chẳng hạn như DApps điều khiển bằng dữ liệu và các smart contract.

Nếu bạn nóng lòng muốn tìm hiểu thêm về Zilliqa và cần biết có bao nhiêu cơ hội thành công nếu đầu tư thì đây là tài liệu phù hợp dành cho bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về Zilliqa và xác định liệu đây có phải là một khoản đầu tư sinh lời trong tương lai hay không.

Zilliqa Là Gì?

Trước khi hỏi liệu Zilliqa có phải là một khoản đầu tư sinh lời hay không, điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ những thông tin cơ bản về dự án. Zilliqa là mạng lưới smart contract với cấu trúc phân đoạn nhằm tìm cách giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng mà các blockchain khác đang gặp phải. Cấu trúc phân đoạn của Zilliqa được thiết kế để cải thiện tốc độ giao dịch trung bình của thế hệ đầu tiên từ 5–20 TPS tăng theo cấp luỹ thừa. Để thực hiện điều này, các chuỗi đồng bộ được phép thực hiện các giao dịch song song, nâng tổng hiệu suất và công suất của mạng.

Zilliqa cũng cung cấp lớp smart contract hỗ trợ người dùng tạo smart contract sử dụng Scilla, ngôn ngữ lập trình gốc của công ty bên cạnh khả năng mở rộng. Ngoài ra, mạng sử dụng cơ chế proof of work/BFT kết hợp để đạt được sự đồng thuận về thực hiện hợp đồng và thanh toán. Chúng tôi sẽ đi sâu về giao thức đồng thuận ở phần sau của bài viết này.

Zilliqa đã ra mắt chương trình staking với hy vọng “tăng sự phân phối từ các nhà khai thác nút mạng”. Mạng blockchain được chia sẻ sẽ cho phép các nhà phát triển tạo ra các smart contract và DApp.

Lịch Sử của Zilliqa

Zilliqa là dự án có trụ sở tại Singapore, do Đại học Quốc gia Singapore phát triển như một đồ án luận văn về blockchain. Prateek Saxena và Loi Luu đồng tác giả của sách trắng được xuất bản vào năm 2016 đã giải thích ý tưởng về sharding blockchain.

Sau khi xuất bản sách trắng, Saxena đã thành lập Anquan Capital và Loi Luu thành lập Mạng Kyber. Ngay sau đó, Xinshu Dong được tuyển dụng vào vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật tại Anquan Capital, và công ty đã đồng ý bắt đầu dự án Zilliqa.

Zilliqa được ra mắt vào tháng 6/2017, đồng sáng lập là Amrit Kumar, giám đốc khoa học của dự án; Jia Yaoqi, giám đốc công nghệ của dự án;  Xinshu Dong, cựu giám đốc điều hành của dự án; và Max Kantelia, cố vấn kiêm thành viên hội đồng quản trị. Các cá nhận này là Tiến Sĩ về khoa học máy tính, nhà nghiên cứu và kỹ sư. Zilliqa được bắt đầu như thế.

Zilliqa đã huy động được số tiền tương đương 12 triệu USD bằng ETH trong vòng gọi vốn kín vào cuối năm 2017. Do giá ETH đang tăng cao, khoản đầu tư ban đầu đó đã tăng giá trị dự án đáng kể về hard cap lên 20 triệu USD.

Ngôn ngữ lập trình smart contract của Scilla đã được công bố vào tháng 5/2018. Testnet đi vào hoạt động vào tháng 11 cùng năm và dự án đã mời các thợ đào và nhà phát triển hỗ trợ test mạng. Sau đó vào năm 2019, Zilliqa đã ra mắt chức năng và giao dịch smart contract.

Zilliqa Hoạt Động Như Thế Nào?

Sharding của Zilliqa là lý do chính khiến nhiều người dùng coi Zilliqa là một khoản đầu tư sinh lời trong tương lai. Trong số các blockchain tồn tại trong thời gian dài, chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum, thợ đào cố gắng giải quyết nhóm các giao dịch tương tự trong một khối. Mọi thứ diễn ra theo trình tự nối tiếp, logic. Tuy nhiên sharding chia mạng blockchain thành các “shard”, mỗi shard giải quyết một phần trong khối đồng bộ với các shard còn lại.

Có thể so sánh sharding như việc chia một nhóm nhiều người thành các nhóm ít người để hoàn thành một nhiệm vụ lớn. Như vậy, các nhóm khác nhau sẽ thực hiện các phần khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ thay vì tất cả mọi người đều cố gắng thực hiện công việc cùng một lúc. Vì thế, sharding khiến cho việc xử lý giao dịch trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Mạng càng xử lý chuyển giao tốt thì nút mạng bạn có tham gia càng nhiều. Giống như việc bạn có nhiều nhóm nhỏ hơn giúp giải câu đố.

Vào tháng 1/2018, Zilliqa đã tổ chức một đợt phát hành coin đầu tiên (ICO) và đã huy động được 22 triệu USD. Token tiện ích gốc, ZIL, có chức năng như một phần thưởng cho việc đào, gas để thực hiện hợp đồng và đấu thầu thanh toán phí giao dịch, tương tự như cách hoạt động của các mạng DApp khác chẳng hạn như Ethereum.

Phí gas của mạng Ethereum dao động dựa trên mức độ tắc nghẽn (mặc dù Ethereum 2.0 được hy vọng sẽ giải quyết vấn đề này bên cạnh những vấn đề khác). Mặt khác, phí của Zilliqa tương đối thấp nhờ khả năng xử lý giao dịch với tốc độ nhanh hơn nhiều. ZIL cũng được dùng thanh toán cho các thợ đào để kiểm tra giao dịch trên blockchain Zilliqa.

Giao thức đồng thuận của mạng này là một khung nhằm có được sự thỏa hiệp giữa những người dùng. Để tiến hành một giao dịch, giao thức đồng thuận của Bitcoin cần có sự đồng ý của hơn một nửa tất cả nút mạng. Để hiểu rõ hơn, blockchain của Zilliqa sử dụng hai mức cho giao thức đồng thuận. Đây được gọi là khung kết hợp vì có nhiều lớp. Bao gồm các lớp sau:

Lớp Shard

Sharding đóng vai trò như một lớp chuẩn bị để tạo thành các khối đầy đủ. Shard chỉ xử lý các micromodule, là các mảnh nhỏ của các khối lớn hơn. Nút mạng của lớp shard chỉ cần truy cập vào một lượng dữ liệu có giới hạn nên không cần kết nối với các shard khác. Micromodule này sau đó di chuyển lên lớp DS.

Lớp DS

Nhóm DS được hình thành từ một lượng nhỏ các nút mạng chọn ngẫu nhiên. Sau đó nhóm các nút mạng DS này kết hợp các macroblock lại với nhau để tạo thành một khối duy nhất và quyết định liệu khối này có hợp lệ hay không. Các nút mạng này có quyền truy cập trực tiếp vào blockchain để có thể đưa ra quyết định cuối cùng về các khối riêng lẻ.

Zilliqa sử dụng các shard để xử lý giao dịch trùng nhau. Đối với thỏa thuận về các giao dịch hợp pháp, mỗi shard và nhóm DS sử dụng cơ chế hệ thống chịu lỗi Byzantine (pBFT) được tối ưu hóa. Các khối trong pBFT sử dụng tính cuối cùng xác định, khác với Đồng Thuận Nakamoto của Bitcoin, sử dụng tính cuối cùng ngẫu nhiên. Do đó, không cần xác nhận nhiều khối.

Sharding Là Gì?

Tóm lại, sharding là phương pháp chia nhỏ cơ sở dữ liệu thường được các mạng blockchain sử dụng để đạt được khả năng mở rộng. Shard xác minh các “microblock” cùng lúc với các shard khác. Sau đó các microblock được hợp nhất để tạo thành một khối mới trên blockchain. Mục đích là nhằm cải thiện khả năng xử lý giao dịch của mạng blockchain và thúc đẩy hiệu quả tổng thể.

Ưu điểm chính của sharding là blockchain chỉ phải lưu trữ và xử lý dữ liệu giao dịch trên các nút mạng của một shard duy nhất. Nếu không, dữ liệu sẽ phải đi qua tất cả các nút mạng khiến mạng bị chậm hơn khi thêm một người dùng mới. Để giải quyết vấn đề này, sharding chia một chuỗi duy nhất thành các chuỗi song song.

Zilliqa Được Dùng Để Làm Gì?

Zilliqa đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ những người đam mê tiền điện tử nhờ tiềm năng về sự linh hoạt và khả năng mở rộng. Đây chính là lý do nhiều người dùng đồng ý rằng Zilliqa là một khoản đầu tư sinh lời. Sau đợt ICO vào năm 2018, thế giới tiền điện tử đã chờ đợi cách thức mạng Zilliqa cung cấp các dịch vụ đã hứa. Vậy ai là người được hưởng lợi nhiều nhất từ Zilliqa? Zilliqa là blockchain đầu tiên cho phép sharding trên mainnet, mang đến khả năng mở rộng, thời gian giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp. 

Giữa thời kỳ bùng nổ DeFi, Zilliqa ngày càng hấp dẫn đối với các nhà phát triển DApp và smart contract. Bằng việc sử dụng Scilla - ngôn ngữ cấp phổ thông của smart contract để tạo các smart contract, Zilliqa cung cấp ngôn ngữ smart contract nói chung dễ hiểu hơn và an toàn hơn, khắc phục các lỗ hổng bảo mật của các ngôn ngữ phổ biến khác.

Nền tảng này đã cho thấy rất nhiều hứa hẹn. Tốc độ giao dịch nhanh chóng của nền tảng này đã khiến nhiều người trong cộng đồng tiền điện tử chú ý và cuối cùng dường như đã thu hút họ. Nhằm khuyến khích việc nắm giữ lâu dài, người dùng có thể stake ZIL trên blockchain để nhận lợi nhuận. Điều này dẫn đến sự phi tập trung mạng cao hơn và tạo ra tiện ích bổ sung cho ZIL. 

Liệu Zilliqa Có Phải Là Khoản Đầu Tư Sinh Lời Trong Tương Lai?

Do sự tắc nghẽn của mạng Ethereum và chi phí giao dịch cao, các nền tảng smart contract linh hoạt đang ngày càng hấp dẫn hơn chẳng hạn như Zilliqa. Các nhà phát triển muốn dựa vào mạng để mở rộng quy mô theo yêu cầu, với tốc độ không bị ảnh hưởng bởi khối lượng giao dịch cao của DApp. Tuy nhiên, nếu phát triển mạnh, Zilliqa vẫn sẽ cần tiếp cận một làn sóng khách hàng, nhà phát triển và ứng dụng hoàn toàn mới. Nền tảng này vẫn chưa đạt được như tiềm năng thực sự.

Tuy nhiên, nền tảng này có thể đạt được các mục tiêu của mình nhờ mạng có rất nhiều dự án thú vị đang triển khai. Vào tháng 4/2021, tận dụng sự bùng nổ NFT, Zilliqa đã công bố đấu giá Gói Thầu NFT Greatness Collector, có sự tham gia của võ sĩ quyền anh nổi tiếng thế giới Terence “Bud” Crawford, với giá khởi điểm là $250.000. Gói thầu này bao gồm các xa xỉ phẩm như hai chuyến bay khứ hồi để xem các trận đấu sắp tới và găng tay đấm bốc phiên bản giới hạn có chữ ký.

Một dự án khác khiến nhiều người kinh ngạc là Zilstars. Đây là trào lưu quay trở lại dùng thẻ bóng chày truyền thống của những năm trước, nổi bật là bộ sưu tập NFT giới thiệu các cầu thủ bóng đá nổi tiếng như João Félix và Diego Costa. Từ các cuộc phỏng vấn độc quyền cho đến găng tay và gai đế giày có chữ ký, đối với các fan đang tìm kiếm kỷ vật của những cầu thủ yêu thích thì những NFT này là thứ phải có.

Một trong những lợi thế lớn nhất hiện nay của Zilliqa là không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nổi tiếng ngang tầm cỡ nào. Điều này có nghĩa là Zilliqa có thể tận dụng lợi thế trên thị trường và tiếp tục phát triển mà không phải lo lắng về việc bị những đối thủ khác trên thị trường cản đường.

Lịch Sử Giá Zilliqa

Với những kết quả đạt được trước đây, bạn có tò mò liệu Zilliqa có phải là một khoản đầu tư sinh lời hay không? Nhìn chung, Zilliqa có xu hướng tăng trưởng tương đối ổn định mà không có bất kỳ đợt rớt giá mạnh nào kể từ khi ra mắt. Vào tháng 5/2018, Zilliqa đạt mức đỉnh lịch sử là $0,23. Sáu tháng sau đó vào tháng 12, giá đã lao xuống mức quanh $0,01. ZIL tiếp tục duy trì phạm vi từ $0,004 đến $0,02 trong khoảng hai năm, cho đến đợt tăng giá gần đây lên mức $0,07 vào tháng 12/2020. Tại thời điểm viết bài, giá đang nằm quanh mức $0,08, với vốn hóa thị trường khoảng 1 tỷ USD.

Dự Đoán Giá Zilliqa

Bản chất của tiền điện tử là rất dễ biến động. Giá dao động tăng rồi giảm nên khó đưa ra dự đoán giá Zilliqa một cách chính xác. Hãy cùng xem xét các mức mà Zilliqa sẽ hướng tới theo dự đoán phổ biến của một số nhà phân tích.

Wallet Investor tuyên bố giá ZIL có thể leo lên mức $1,03 vào năm 2025. CoinsKid tin rằng xu hướng chấp nhận ZIL có thể tăng theo cấp luỹ thừa cũng như dự đoán ZIL sẽ đạt mức $1,53 đến cuối năm 2025.

Với xu hướng tiếp tục tăng giá, Coinpedia dự báo giá ZIL sẽ đi lên và đạt mức $1 vào cuối năm 2021, do những diễn biến bùng nổ theo đà và nâng cấp phần mềm, nói thêm rằng giá có thể đạt mức $4,50 vào năm 2025.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá ZIL

Triển vọng đầu tư đối với Zilliqa có vẻ khả quan, đặc biệt khi chúng tôi xét đến các thông tin cơ bản của dự án. Khung đã cho thấy sự mở rộng cộng đồng theo cấp luỹ thừa, tính thanh khoản dồi dào và những tiến bộ về kỹ thuật. Do đó loại tiền điện tử này đang trong quá trình được chấp nhận toàn cầu đáng kể. Không có trở ngại lớn nào cho đến nay (không có sai sót về khái niệm trong thiết kế, không có tranh chấp hoặc chia rẽ nhóm, không có lỗi mã và khai thác, v.v.).

Vì không bị cơ quan trung ương như ngân hàng hoặc chính phủ kiểm soát, tiền điện tử do đó không bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát hoặc diễn biến kinh tế giống như các loại tiền định danh truyền thống. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể khiến giá Zilliqa biến động. Hãy lưu ý tất cả những vấn đề này trước khi bạn quyết định liệu Zilliqa có phải là một khoản đầu tư sinh lời hay không.

Ví dụ: giá của một loại tiền điện tử cụ thể chịu tác động đáng kể dựa trên cung và cầu. Số lượng người mua, cũng như việc sử dụng coin cho mục đích gì cũng là những điều cần xem xét. Số lượng cũng như tính thanh khoản có sẵn trên các sàn giao dịch mà loại tiền điện tử đó có mặt đóng vai trò quan trọng, vì nhiều nhà giao dịch không thích đăng ký hơn một nền tảng giao dịch. 

Việc một loại tiền điện tử có khả năng phát triển và liên tục cải tiến theo thời gian cũng có thể thu hút nhiều người dùng hơn, về lâu dài là thúc đẩy tăng giá. Cuối cùng, các quy tắc và luật lệ quy định phương thức vận hành, giao dịch và lưu hành của coin là tất cả những yếu tố có thể thúc đẩy giá ZIL lên hoặc xuống bất kỳ lúc nào.

Kết Luận

Liệu Zilliqa có phải là một khoản đầu tư sinh lời trong tương lai gần không? Chúng tôi chính thức kết luận rằng Zilliqa thực sự đáng để xem xét từ quan điểm đầu tư. Bằng cách sử dụng sharding như một cách để giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất đằng sau công nghệ blockchain, việc chấp nhận ZIlliqa là một trường hợp hấp dẫn trong tương lai khi chìa khoá là sự phi tập trung và khả năng mở rộng. Với các chuyên gia hàng đầu, Zilliqa chắc chắn có nhiều tiềm năng phát triển thành một công ty khai thác altcoin.

Bybit App
Kiếm Tiền Thông Minh