Giải Thích: Lệnh Cắt Lỗ và Lệnh Dừng Giới Hạn Là Gì?
Hiển thị thêm
Nhanh chóng nắm bắt nội dung bài viết và đánh giá tâm lý thị trường chỉ trong 30 giây!
Thật lòng mà nói, mục tiêu duy nhất khi giao dịch là kiếm lời. Tuy nhiên, các khoản thua lỗ là không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong một thị trường đầy biến động.
Nhưng nếu có cách để giảm thiểu những rủi ro này thì sao?
Nếu bạn đang nghĩ đến lệnh cắt lỗ thì bạn nghĩ đúng rồi đó. Thực ra đây là một trong những kỹ thuật quản lý rủi ro phổ biến nhất nhằm hạn chế những khoản lỗ tiềm ẩn. Vậy cắt lỗ là gì?
Nhìn chung đây là loại lệnh mà nhà giao dịch dùng để kích hoạt việc thoát khỏi một vị thế khi giá đi ngược lại kỳ vọng của họ cho đến khi đạt một mức giá định trước. Khi giá vượt qua mức này, nền tảng giao dịch sẽ tự động đóng vị thế để tránh thua lỗ thêm.
Lệnh Cắt Lỗ Là Gì?
Lệnh cắt lỗ là kỹ thuật quản lý rủi ro được áp dụng phổ biến trong cả giao dịch cổ phiếu hoặc thậm chí là crypto để hạn chế các khoản lỗ tiềm ẩn. Nhưng lệnh này mang đến cho các nhà giao dịch sự linh hoạt để giao dịch một cách tự tin. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà giao dịch sử dụng loại lệnh này để đặt một mức giá cụ thể mà tại đó một lệnh đang mở sẽ tự động đóng nếu giá bằng mức giá này.
Điều tuyệt vời nhất là tất cả đều được tự động hóa.
Về mặt kỹ thuật, cắt lỗ là lệnh có điều kiện mà một nhà giao dịch đưa ra cho sàn giao dịch crypto. Khi giá crypto bằng mức định trước, lệnh sẽ tự động chuyển thành lệnh thị trường, thực hiện ở mức giá khả dụng tiếp theo. Lệnh cắt lỗ có thể được đặt ở bất kỳ mức giá nào và có thể hướng dẫn sàn giao dịch crypto mua hoặc bán crypto, tùy thuộc vào bản chất của vị thế hiện tại.
Hãy xem ví dụ minh họa ở biểu đồ bên dưới:
Có thể thấy ở đây là mô hình nến “Shooting Star” (Sao Băng), thường xuất hiện tại đỉnh của một xu hướng tăng giá, dự đoán giá sẽ đảo chiều và đi xuống.
Giả sử bạn muốn mở một vị thế bán/short và muốn đặt một Lệnh Bán Bitcoin. Tuy nhiên, chúng tôi không chắc liệu giá có di chuyển theo kỳ vọng của bạn hay không – không có mô hình giao dịch nào có thể đảm bảo rằng giá sẽ di chuyển theo hướng này hay hướng khác. Do đó, chúng tôi đặt lệnh cắt lỗ ngay trên nến Shooting Star nếu giá tiếp tục xu hướng tăng.
Giả sử giá tiếp tục tăng và lệnh dừng được kích hoạt thì cuối cùng chúng ta vẫn sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, ít nhất chúng ta sẽ giới hạn được khoản lỗ và kiểm soát được tình hình. May mắn thay, giá trong ví dụ trên tiếp tục giảm như kỳ vọng và lệnh cắt lỗ không được kích hoạt.
Cuối cùng, các lệnh cắt lỗ luôn sẵn sàng giúp bạn tiết kiệm thời gian và chốt lời. Trong khi đó, lệnh chốt lời giúp bạn thoát khỏi một vị thế đang có lợi nhuận.
Khi dùng các lệnh này, bạn sẽ không phải tốn công thường xuyên kiểm tra các vị thế của mình. Lệnh cắt lỗ phù hợp với nhà giao dịch ngắn hạn và cần tự động hóa phần lớn quá trình giao dịch. Nếu bạn là nhà giao dịch lướt sóng giữ một vài vị thế mở trong nhiều tuần thì thậm chí bạn có thể không cần cắt lỗ vì bạn kiểm tra giá hàng ngày. Tuy nhiên, lệnh cắt lỗ rất dễ sử dụng và đặt lệnh đó cũng không mất gì.
Lệnh Dừng Bán
Bạn cảm thấy khó hiểu đúng không? Đừng lo!
Cơ sở lý luận của cách tiếp cận này khá đơn giản. Lệnh dừng bán được dùng để bảo vệ các vị thế mua/long trong thị trường tăng giá phòng khi giá bất ngờ đảo chiều và giảm xuống. Có nghĩa là lệnh sẽ tự động kích hoạt lệnh bán nếu giá giảm xuống dưới một mức nhất định do nhà giao dịch quyết định.
Vì vậy, nếu tới hiện tại giá vẫn giảm thì có thể giá sẽ tiếp tục giảm thấp hơn nữa. Do đó, nhà giao dịch sẽ muốn giới hạn khoản lỗ và dùng lệnh dừng bán để tự động hóa quá trình quản lý rủi ro.
Ví dụ, một nhà giao dịch thuận xu hướng đã xác định được một xu hướng tăng có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai. Có thể thấy trong ví dụ trên, nhà giao dịch đặt một vị thế mua/long khi mô hình nến tăng vượt qua mức kháng cự cục bộ. Sau đó, anh ấy đặt mức cắt lỗ bán ngay dưới mức hỗ trợ cục bộ trước đó để bảo vệ vị thế của mình. Vì vậy, ngay cả khi giá đột ngột giảm và bằng mức cắt lỗ, anh ấy cũng sẽ giới hạn được khoản lỗ.
Lệnh Dừng Mua
Lệnh dừng mua ngược lại với lệnh dừng bán. Chúng ta sử dụng lệnh này để bảo vệ các vị thế bán/short. Thực ra lệnh cắt lỗ trong ví dụ đầu tiên chính là lệnh dừng mua. Lệnh này giúp tự động thoát khỏi vị thế bằng cách đóng vị thế bán/short khi giá tăng.
Bạn Có Thể Dùng Lệnh Cắt Lỗ trong Giao Dịch Crypto Không?
Tất nhiên là bạn có thể!
Thực ra, không những bạn có thể dùng lệnh cắt lỗ trong giao dịch crypto mà còn phải thật chú trọng tới lệnh này nếu muốn thành công khi giao dịch.
Lệnh cắt lỗ rất phù hợp cho nhà giao dịch crypto vì crypto rất dễ biến động và thị trường vẫn chưa chín muồi. Ví dụ khi giá Bitcoin đi ngang, khác hẳn với những phân tích kỹ thuật của bạn, số tiền khó khăn lắm bạn mới kiếm được sẽ mất trắng chỉ trong vài phút.
Vì vậy, lệnh cắt lỗ giúp con đường giao dịch của bạn an toàn hơn. Hơn nữa, đây là một tính năng bắt buộc phải có của hầu hết các sàn giao dịch crypto, nên không có lý do gì để bỏ qua tính năng này, đặc biệt nếu bạn là nhà giao dịch trong ngày.
Cách Sử Dụng Lệnh Cắt Lỗ Chính Xác
Mục tiêu chính của cắt lỗ là hạn chế các khoản lỗ tiềm ẩn. Tuy nhiên, đặt lệnh cắt lỗ bán dưới giá thị trường có thể không bảo vệ được các vị thế mua/long và ngược lại.
Bạn phải học cách sử dụng đúng lệnh cắt lỗ để đạt được hiệu quả tối đa.
Vậy tôi nên đặt lệnh ở đâu?
Sau đây là cách thực hiện:
Cách dùng tùy vào tình huống cụ thể. Tuy vậy, theo quy tắc thì bạn muốn đặt mức cắt lỗ gần các mức hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó. Ví dụ: bạn nên đặt lệnh cắt lỗ bán ngay dưới mức hỗ trợ trước đó, cho dù là xu hướng tăng hay kênh giá ngang.
Trong ví dụ về lệnh cắt lỗ bán, chúng tôi đã đặt lệnh gần mức hỗ trợ đáng tin cậy trước đó. Bạn có thể xác định mức hỗ trợ của một xu hướng bằng cách kiểm tra xem giá có bật lên lại sau khi chạm vào đường thẳng tưởng tượng không.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng các chiến lược đặc biệt hoặc dựa vào các mô hình biểu đồ mà chúng tôi khuyến khích, bạn nên có các quy tắc chính xác để đặt lệnh cắt lỗ. Ví dụ: nếu bạn giao dịch mô hình Head and Shoulder (Vai Đầu Vai), mức cắt lỗ mua được tính bằng khoảng cách giữa đường viền cổ và đỉnh của mô hình.
Lệnh Dừng Giới Hạn Là Gì?
Lệnh dừng giới hạn là một loại lệnh phức tạp hơn giúp nhà giao dịch bảo vệ vị thế. Lệnh dừng giới hạn là sự kết hợp giữa một lệnh cắt lỗ với một lệnh giới hạn. Khi giá crypto bằng giá dừng do nhà giao dịch đặt, lệnh này sẽ tự động kích hoạt lệnh giới hạn. Tiếp theo, lệnh giới hạn được thực hiện ở mức giá giới hạn đã đặt hoặc mức giá tốt hơn.
Bạn vẫn chưa hiểu cách hoạt động của lệnh dừng giới hạn?
Trước hết, bạn cần biết lệnh giới hạn là gì. Khác với lệnh thị trường được thực hiện ngay lập tức, lệnh giới hạn chỉ được thực hiện khi giá crypto bằng một mức giá nhất định do nhà giao dịch đặt trước.
Vì vậy, lệnh dừng giới hạn có hai lệnh và bạn nên đặt hai mức giá:
Giá dừng – ở mức này, giá sẽ kích hoạt lệnh giới hạn, lệnh này sẽ chỉ thực hiện nếu giá bằng giá giới hạn do nhà giao dịch đặt. Nếu không, lệnh sẽ không bao giờ được thực hiện.
Giá giới hạn là giá thứ hai mà nhà giao dịch nên đặt cho lệnh dừng giới hạn. Sau khi giá dừng kích hoạt lệnh giới hạn, lệnh này sẽ được thực hiện ở mức giá giới hạn khi giá crypto bằng giá giới hạn.
Nói cách khác, lệnh dừng giới hạn là công cụ quản lý rủi ro giúp các nhà giao dịch kiểm soát nhiều hơn mức giá mà lệnh sẽ được thực hiện. Lệnh này có thể hoạt động trong các thị trường biến động, vì vậy lệnh này có liên quan đến các nhà giao dịch crypto.
Tại sao bạn lại cần đến lệnh dừng giới hạn khi đã có lệnh cắt lỗ rồi?
Lệnh cắt lỗ không thể bảo vệ các vị thế của bạn nếu giá đi ngược lại với kỳ vọng và tạo ra khoảng chênh lệch giá, đợt sụt giảm bất ngờ hay thậm chí những đợt sụt giảm bình thường vẫn hay xảy ra khi thị trường biến động.
Ví dụ: bạn đặt lệnh cắt lỗ ở mức $30.000 cho một Bitcoin có xu hướng tăng, giá có thể đột ngột giảm xuống còn $29.900 và mức cắt lỗ sẽ được kích hoạt ở mức giá này, có nghĩa là bạn mất thêm $100 so với dự định.
Thay vào đó, bạn có thể dùng lệnh dừng giới hạn với giá kích hoạt là $30.050 và giá giới hạn là $30.000. Khi đó, lệnh sẽ được kích hoạt khi Bitcoin giảm xuống còn $30.050 và vị thế chỉ tự động đóng khi giá bằng $30.000.
Ví dụ: nếu giá đột ngột giảm xuống $29.900, lệnh sẽ không được thực hiện. Lệnh sẽ chờ cho đến khi giá Bitcoin có thể tăng lại lên $30.000, và lúc đó lệnh sẽ được thực hiện.
Bạn Nên Sử Dụng Lệnh Dừng Giới Hạn Như Thế Nào?
Bạn nên luôn sử dụng lệnh dừng giới hạn. Thậm chí còn tốt hơn nếu bạn sử dụng lệnh này trong thị trường đầy biến động và muốn kiểm soát lãi lỗ của mình.
Ví dụ, hãy xem biểu đồ dưới đây:
Giả sử bạn quyết định bán Bitcoin khi nến đỏ phá vỡ mức hỗ trợ trước đó (1). Bạn đặt một lệnh dừng giới hạn mua gồm có giá dừng và giá giới hạn.
Trong ví dụ, giá đột ngột tăng lên, khác với kỳ vọng của bạn. Giá tăng lên bằng giá dừng (2), kích hoạt lệnh giới hạn. Tuy nhiên, lệnh sẽ không được thực hiện cho đến khi giá bằng giá giới hạn và có một người bán đối ứng bán Bitcoin bằng với giá bạn muốn mua (3).
Nhưng giả sử kịch bản thứ (3) không xảy ra. Giả sử giá biến động và đột ngột vượt qua giá giới hạn nhưng không thể thực hiện lệnh vì không có người bán đối ứng (không đáp ứng đủ điều kiện giá). Khi đó, lệnh sẽ không được thực hiện và sẽ vẫn mở nếu giá Bitcoin không đạt đến mức giá cụ thể mà nhà giao dịch đặt cho lệnh giới hạn.
Trong ví dụ, giá Bitcoin phục hồi và vượt qua giá giới hạn một lần nữa (4). Đây là mức giá mà lệnh sẽ được thực hiện và vị thế bán/short sẽ đóng. Lệnh dừng giới hạn cho phép bạn tạm thời chưa thực hiện lệnh và đợi giá giảm trở lại.
So Sánh Lệnh Cắt Lỗ Với Lệnh Dừng Giới Hạn
Lệnh cắt lỗ và lệnh dừng giới hạn giống nhau ở chỗ mục đích của chúng đều là bảo vệ các vị thế đang mở.
Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai lệnh là ở thời điểm giá bằng mức giá dừng. Với lệnh cắt lỗ, khi điều đó xảy ra, vị thế sẽ tự động đóng. Nhược điểm là vị thế có thể không đóng ở mức giá đã định sẵn trong lệnh cắt lỗ, việc này có thể xảy ra trong đợt sụt giảm bất giờ hoặc khi có chênh lệch giá.
Với lệnh dừng giới hạn, khi giá đạt đến mức giá cắt lỗ, nó sẽ chỉ kích hoạt lệnh giới hạn và lệnh này chỉ được thực hiện khi giá bằng giá giới hạn.
Lệnh dừng giới hạn cho phép nhà giao dịch kiểm soát chặt chẽ hơn các vị thế liên quan đến các mức giá sẽ kích hoạt việc thoát khỏi thị trường. Tuy nhiên, cắt lỗ dễ sử dụng hơn và có thể hạn chế các khoản lỗ.
Lợi Ích và Rủi Ro của Lệnh Cắt Lỗ và Lệnh Dừng Giới Hạn
Chúng đều giúp bạn quản lý hiệu quả các vị thế của mình. Nhưng bạn có biết các lệnh này cũng có thể giúp bạn tự động hóa quá trình giao dịch không?
Trên thực tế, chúng rất hữu ích vì sẽ giúp bạn tập trung vào những việc khác khi phân tích thị trường để tìm cơ hội giao dịch.
Tuy nhiên, nhược điểm là ngay cả khi bạn sử dụng bất kỳ lệnh nào trong hai lệnh này, điều đó không có nghĩa là bạn được bảo vệ 100% khỏi những khoản lỗ lớn.
Lệnh cắt lỗ không thể hoạt động hoàn hảo khi có các đợt sụt giảm đột ngột và chênh lệch giá, khiến bạn bị lỗ nhiều hơn dự kiến. Ngược lại, lệnh dừng giới hạn sẽ không được thực hiện nếu giá chưa vượt qua giá giới hạn. Vì vậy, dù lệnh đó được thực hiện tự động, tốt nhất là bạn vẫn nên để ý kiểm tra.
Điểm Mấu Chốt
Tóm lại, lệnh cắt lỗ và lệnh dừng giới hạn là những cách tuyệt vời để giảm thiểu thua lỗ nếu giá đi ngược với kỳ vọng của bạn. Người xưa đã nói, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, và việc giao dịch cũng không ngoại lệ. Do đó, bạn nên thử và sai lầm thật nhiều trên tài khoản demo của mình trước khi dấn thân. Đảm bảo rằng bạn hiểu cách các lệnh này hoạt động và chọn một trong hai lệnh đó làm kỹ thuật quản lý rủi ro chính.
#LearnWithBybit
Nhận tiền điện tử và thông tin giao dịch hàng ngày của bạn
Không spam. Chỉ có nội dung hấp dẫn và cập nhật ngành trong không gian tiền điện tử