Tại Sao Phải Chú Ý Tới KYC Trước Khi Giao Dịch Crypto
Hiển thị thêm
Nhanh chóng nắm bắt nội dung bài viết và đánh giá tâm lý thị trường chỉ trong 30 giây!
KYC, hay Hiểu Khách Hàng của Bạn, là một bộ thủ tục yêu cầu các thiết chế tài chính và các sàn giao dịch crypto xác minh danh tính khách hàng của họ.
Trong khi các thiết chế tài chính truyền thống đã chấp nhận các quy tắc KYC, các sàn giao dịch cần phải đuổi theo. Các sàn giao dịch chậm phản ứng vì chính sách KYC đi ngược lại bản chất của nền tảng blockchain. Sẽ là không bình thường nếu sàn giao dịch đi ngược lại ý tưởng phi tập trung, yêu cầu khách hàng, những người muốn ẩn danh để xác minh KYC.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý muốn sàn giao dịch chấp nhận KYC để cơ quan có thẩm quyền có thể theo dõi các giao dịch bất hợp pháp. Họ hy vọng rằng KYC sẽ giúp nhận dạng các giao dịch trong thời đại của Internet và blockchain.
Thật khó tin nhưng nó là sự thật, KYC crypto có thể mang tới lợi ích cho người giao dịch. Ví dụ, nó cho phép các tổ chức ngăn ngừa hack, phục hồi tài khoản bị hack và bảo vệ tài sản khách hàng.
“Know Your Customer” (KYC) Là Gì?
Các thiết chế tài chính và các sàn giao dịch sử dụng KYC để nhận dạng khách hàng và phân tích rủi ro hồ sơ của họ. Các tổ chức thường thẩm định danh tính khách hàng của họ bằng cách yêu cầu họ cung cấp bằng chứng như thẻ căn cước, thẻ tín dụng và hóa đơn tiện ích. Quá trình xác minh này giúp ngăn chặn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
Dựa trên rủi ro hồ sơ của một khách hàng và bộ hướng dẫn từ nhiều thiết chế tài chính, KYC có thể chia thành hai lớp giảm thiểu rủi ro:
Đánh Giá Khách Hàng (CDD): Có những hướng dẫn cơ bản để nhận dạng một khách hàng. CDD thường bao gồm xác minh cơ bản, như là yêu cầu khách hàng tải lên ảnh của họ, các chi tiết và thẻ căn cước. Dựa trên loại tài khoản của khách hàng, nó có thể bao gồm kiểm tra lý lịch và xác minh lịch sử tín dụng.
Đánh Giá Rà Soát Tăng Cường (EDD): Đúng như tên gọi, đây là một cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn để xác minh khách hàng. EDD thường được tiến hành bởi các nhân viên có trình độ thích hợp, xác minh danh tính của các khách hàng giá trị ròng cao của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng tư nhân.
Sự Cần Thiết của KYC Crypto trong Kỷ Nguyên Blockchain
Ngoài việc đem lại lợi nhuận từ một số crypto, một lý do chủ yếu mà người giao dịch tìm kiếm khi đầu tư vào crypto là thực tế, mở một tài khoản giao dịch crypto là ẩn danh. Trong nhiều trường hợp, sàn giao dịch không yêu cầu khách hàng phải xác minh danh tính. Kết quả là, khách hàng có thể ẩn danh bởi vì đó là một khía cạnh của blockchain và crypto, là nơi mà nó bắt đầu.
Trong khi blockchain và crypto cho phép ẩn danh, có một cuộc tranh luận nổi lên về các lợi ích tiềm tàng khi cho phép các cá nhân và nhà đầu tư giao dịch mà không tiết lộ danh tính của họ.
Một tình huống khó xử của giao dịch ẩn danh là có khả năng có người chuyển tiền bất hợp pháp thông qua sàn giao dịch. Vì giao dịch tiền điện tử chẳng cần gì khác ngoài một ví crypto để thực hiện các giao dịch lớn, không có giấy tờ hay các dấu vết vật lý của một người. Việc thiếu dấu vết tiền có thể tiếp tay cho hoạt động tội phạm.
Để ngăn chặn rửa tiền và giao dịch crypto bất hợp pháp, các cơ quan quản lý khuyến khích các thiết chế tài chính và sàn giao dịch thiết lập KYC và tuân theo quy định chống rửa tiền (AML). CFT, nghĩa là chống tài trợ cho khủng bố, là một bộ quy tắc được giới thiệu sau biến cố 9/11. Tương tự, crypto KYC đề cập tới các quy tắc được thực thi trong tình trạng nổi lên các giao dịch bất hợp pháp trên các mạng blockchain.
Tại Sao KYC Ngày Càng Quan Trọng trong Crypto?
Giao dịch crypto được tiếp sức từ nhu cầu công chúng và các sàn giao dịch đưa ra các dịch vụ. Một số sàn giao dịch được đặt ở thiên đường thuế và các địa điểm ở nước ngoài, giúp họ thoải mái tiến hành các giao dịch mà không bị các quy định hạn chế.
Việc thiếu sự tuân thủ quy định trên khắp thế giới cho phép các cá nhân bỏ qua quy định AML và tham gia rửa tiền bằng tiền điện tử. Theo Arachnys, một công ty AML RightSource, xấp xỉ $3,8 tỉ được rửa thông qua Bitcoin và giao dịch crypto năm 2019. Hình mẫu này đang tăng trưởng và có vẻ còn tăng hơn nữa nếu các quy định như KYC crypto không được đặt đúng chỗ.
Theo đó, KYC ngày càng trở nên quan trọng vì nó tạo ra cơ hội nhận diện tội phạm. Đây là một vài lý do tại sao KYC xuất hiện trên bản tin.
Sức Ép từ các Cơ Quan Quản Lý Tài Chính
Các cơ quan quản lý đang ép các sàn giao dịch thực hiện các thủ tục KYC. Mỹ đi tiên phong trong việc bắt buộc thực thi quy định AML và KYC. Những quy định mới này khuyến khích sàn giao dịch crypto ở Mỹ tích cực theo dõi các giao dịch tiền định danh sang crypto và crypto sang crypto.
Ở Châu Âu, luật về quyền riêng tư đang gây cản trở, nhưng các cơ quan quản lý đang thúc đẩy mạnh mẽ việc tuân thủ nghiêm ngặt ngang với nước Mỹ. Xu thế này cũng bắt đầu xuất hiện ở Châu Á và Châu Phi khi họ thực thi AML.
Thực tế, trụ sở các sàn giao dịch lớn ở các địa điểm xa như quần đảo Seychelles cũng đang thực thi KYC. Ví dụ, Binance, nền tảng tiền điện tử hàng đầu được tổ chức hoạt động từ Seychelles, giờ yêu cầu toàn bộ người dùng tự xác minh danh tính.
Tăng Cường Khai Thác Dữ Liệu
Các thiết chế tài chính thường sử dụng dữ liệu trong phạm vi công cộng để khai thác thông tin mới về khách hàng của họ. Dữ liệu này được xuất hiện dưới dạng các kênh truyền thông xã hội, tin tức, web cookies và nhiều thứ khác. KYC cho phép các sàn giao dịch sử dụng thông tin và dữ liệu ở phạm vi công cộng để tăng cường hiểu biết về khách hàng của họ.
Họ cũng có thể sử dụng dữ liệu cho hồ sơ video và nhận dạng khuôn mặt, chống lại biến cố của các giao dịch bất hợp pháp quy mô lớn. Thực tế, các sàn giao dịch và các thiết chế tài chính đang sử dụng KYC và dữ liệu công cộng để giảm tối đa chi phí hoạt động liên quan tới việc xác minh.
Chống Tài Trợ Khủng Bố
Năm 2015, công ty truyền thông của Đức là Deutsche Welle báo cáo một ví crypto thuộc về ISIS nhận được $23 triệu trong một tháng. Tương tự, Ghost Security Group đã xác minh rất nhiều ví crypto liên quan tới ISIS chứa hàng triệu USD.
Để ngăn chặn tài trợ khủng bố, các cơ quan quản lý muốn các nền tảng crypto đặt ra các thủ tục KYC để hỗ trợ nhận dạng khách hàng. Từ đó, bạn có thể trông đợi nền tảng giao dịch của bạn thực thi KYC nếu họ chưa bắt đầu làm.
KYC Giúp Chống Rửa Tiền Như Thế Nào
KYC là một phần của các quy định và thủ tục tăng cường được thiết kế để chống rửa tiền. Nó nằm trong các bước thiết yếu đầu tiên trong quy trình tham gia, đảm bảo rằng các tổ chức và thiết chế tài chính có thể nhận diện, sàng lọc và giám sát các hoạt động của khách hàng.
Xác minh KYC và các thủ tục liên quan giúp các thiết chế tài chính chống rửa tiền bằng cách đảm bảo rằng thiết chế có thể ngăn chặn một cá nhân thực hiện giao dịch tài chính bất hợp pháp. Không có KYC, ai cũng có thể chuyển lượng tiền lớn và thực hiện các giao dịch mập mờ mà không có dấu vết.
FATF (Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính) là một tổ chức liên chính phủ toàn cầu gây sức ép tới các chính phủ trên toàn thế giới để thực thi các quy định ngặt nghèo liên quan tới rửa tiền. Nó đã thúc đẩy tiêu chuẩn toàn cầu cho bộ hướng dẫn AML và CTF (chống tài trợ khủng bố). Toàn bộ các quốc gia thành viên của nó, và mỗi quốc gia có giao dịch với các quốc gia này, phải tuân thủ bộ hướng dẫn FATF.
Trong năm 2021, hơn 200 khu vực pháp lý trên khắp thế giới đã cam kết thực hiện bộ hướng dẫn FATF. Vì mục tiêu chính của FATF là ngăn chặn các cách thức chuyển tiền bất hợp pháp, các sàn giao dịch đang cảm thấy nóng gáy và bắt đầu tuân thủ.
Lợi Ích của KYC Đối Với Người Giao Dịch Crypto
Giao dịch crypto có vẻ hấp dẫn vì bạn có thể mở một tài khoản và bắt đầu giao dịch crypto mà không phải tiết lộ danh tính. Trước khi quy định toàn cầu trở nên nghiêm ngặt hơn, ẩn danh là việc bình thường trong các mạng blockchain.
Giờ đây, AMDLs(các chỉ thị chống rửa tiền) ở Châu Âu và FinCEN’s Final Ruleở Mỹ đã khiến mọi thứ khó khăn hơn với người giao dịch crypto, làm bùng lên các tranh luận xung quanh truyền thông xã hội liên quan tới những khó khăn tiềm ẩn mà họ có thể gặp phải.
Để giải quyết tình trạng này, rất nhiều nền tảng giao dịch crypto bắt đầu giáo dục khách hàng của họ về các lợi ích tiềm năng của KYC. Dưới đây là một vài lợi ích như thế.
Tăng Cường Tính Linh Hoạt
Mỗi khi khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, họ có thể tiếp cận các lợi ích như là tăng giới hạn rút tiền, ít phí hơn và các đặc quyền giao dịch khác. Thực tế, nó đã trở nên phổ biến trong các nền tảng crypto khi áp đặt giới hạn giao dịch và gỡ bỏ một khi khách hàng hoàn tất quá trình xác minh đơn giản.
Các chuyên gia tin rằng hầu hết khách hàng không ngại chia sẻ hồ sơ cơ bản của họ với công ty giao dịch. Xác minh KYC còn có thể giúp các nhà giao dịch đặt các khối giao dịch lớn và thực hiện các giao dịch quan trọng mà không cần lo phải xác minh thêm hay bị trì hoãn.
Bảo Vệ Tài Sản
Nhiều người giao dịch không biết rằng, các thủ tục KYC giúp bảo vệ tài sản khách hàng. Dù một mạng blockchain rất khó bị hack, nhưng không phải không thể xâm nhập được. Đầu năm 2019, có báo cáo về việc hacker ăn trộm tài sản của khách hàng từ blockchain. Khi các hacker sử dụng nhiều kỹ thuật tinh vi hơn, sẽ có nhiều vụ hack hơn.
Nếu một tài khoản cá nhân bị hack trên blockchain, về lý thuyết không có cách nào để khách hàng phục hồi lại tài sản. Nó thường là bất khả thi vì công ty không có bất kỳ thông tin nào về khách hàng hay bên khác tham gia vào giao dịch.
Ngược lại, khách hàng sẽ an toàn hơn nếu quy định KYC được thực thi, cho phép sàn giao dịch crypto và các thiết chế tài chính lần theo dấu vết và bồi hoàn quỹ.
Môi Trường Giao Dịch An Toàn
Nếu bạn nghiêm túc về giao dịch crypto, tốt hơn là mở một tài khoản với một nền tảng giao dịch có thực hiện xác minh KYC. Việc này là quan trọng bởi vì các cơ quan quản lý trên thế giới muốn đảm bảo rằng tất cả sàn giao dịch crypto lớn đều thực hiện KYC. Sớm thôi, KYC crypto sẽ trở nên thông thường và sẽ không thể giao dịch crypto quy mô lớn mà không tuân thủ nó.
Hầu hết các thực thể nước ngoài quy mô lớn đã yêu cầu xác minh. Giao dịch ẩn danh mà không tiết lộ danh tính trở nên khó khăn. Nó cũng rủi ro vì người giao dịch ở trong thế bất lợi khi họ mở tài khoản với các công ty không được kiểm soát, có thể không có các khung bảo mật phức tạp và kế hoạch bảo vệ tài sản.
Các Sàn Giao Dịch Cần KYC
Theo công ty phân tích blockchain CipherTrace, hơn một nửa sàn giao dịch hiện nay chưa thực thi các quy định KYC và đang chuyển sang sàn giao dịch phi tập trung để tránh KYC. Rất nhiều trong số đó tin rằng KYC tốn chi phí, cộng với việc họ không cảm thấy sức ép của cơ quan quản lý để buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, nhu cầu ngày một tăng trong việc thực thi KYC cũng làm tăng sức ép lên các sàn để làm theo quy định KYC.
Nhu cầu thực thi KYC phụ thuộc vào mô hình kinh doanh tương ứng và vị trí địa lý. Có hai loại mô hình kinh doanh chính: sàn giao dịch tiền định danh sang crypto, và sàn giao dịch crypto sang crypto.
Sàn giao dịch tiền định danh sang crypto cho phép người sử dụng mua tiền điện tử bằng tiền truyền thống, ví dụ như euro và dollar Mỹ. Ngược lại, sàn giao dịch crypto sang crypto chỉ dựa vào các loại tiền điện tử khác nhau để giao dịch.
Ví dụ, luật ở Mỹ và Canada yêu cầu cả hai loại sàn giao dịch tuân thủ quy định xác minh KYC nghiêm ngặt. Các cơ quan thẩm quyền Mỹ cũng rất khắt khe với bất cứ thực thể nước ngoài nào làm ăn với công dân Mỹ. Đây là một trong những lý do rất nhiều công ty crypto tổ chức hoạt động bên ngoài nước Mỹ không cho phép công dân mở tài khoản với họ.
Luật ở Châu Âu có thể bớt nghiêm khắc hơn, nhưng sàn giao dịch cần phải tuân thủ rộng rãi quy định chống rửa tiền. Luật EU có vẻ thoải mái hơn vì tiền điện tử được công nhận hợp pháp rộng rãi. Mặc dù thế, mỗi nước thành viên EU được thoải mái thêm vào các giới hạn. Theo đó, hầu hết sàn giao dịch có cơ sở ở EU có kèm theo một dạng cơ chế KYC.
Nhu cầu với KYC bên ngoài Bắc Mỹ và EU hầu như được xác định bởi môi trường pháp lý ở mỗi quốc gia. Những nước như Singapore, Nhật và Úc được biết là áp dụng các luật tiến bộ liên quan tới tiền điện tử. Trong quá khứ, cả sàn giao dịch tiền định danh sang crypto và crypto sang crypto ở đó phát triển mạnh mà không cần KYC. Mặt khác, những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ là ví dụ về nền kinh tế chưa hợp pháp hóa tiền điện tử.
Tương tự, tính hợp pháp của các sàn giao dịch và nhu cầu thực thi các thủ tục KYC thay đổi ở những nơi gọi là thiên đường thuế. Trong khi Malta gần đây quản lý tiền điện tử, khung pháp lý ở Seychelles vẫn còn đang phát triển. Điều này đánh dấu sự tương phản ở Gibraltar, nơi mà tiền điện tử không được coi là hợp pháp nhưng sàn giao dịch crypto lại hợp pháp.
Tiêu Chuẩn của các Thủ Tục KYC là gì?
Các thủ tục KYC là các bước để xác minh và quản lý hồ sơ một khách hàng. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, thường có ba bước để tuân thủ KYC hiệu quả:
Định danh: Các cơ quan quản lý muốn crypto KYC đạt yêu cầu tối thiểu về xác minh danh tính. Nó bao gồm yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về tên tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, và thẻ căn cước do chính phủ cấp. Trong hoàn cảnh nhất định, họ có thể yêu cầu thêm thông tin cá nhân, như là hóa đơn tiện ích gần đây, để xác minh địa chỉ hoặc ảnh chụp cá nhân đang cầm hộ chiếu.
Đánh giá: Sau quy trình tham gia, công ty cần đảm bảo nó có thể tin tưởng khách hàng. Dựa trên mức độ rủi ro, đánh giá có thể bao gồm yêu cầu thêm thông tin từ các cá nhân muốn giao dịch lượng lớn, hay cá nhân có lượng lớn tiền trong quỹ.
Giám sát: Giám sát liên tục là rất quan trọng để ngăn chặn rửa tiền. Kể cả nếu khách hàng đã cung cấp thông tin cá nhân, các nhân viên thực thi phải quan sát cẩn thận với các hoạt động đáng ngờ. Tăng đột biến giao dịch tài chính, các hoạt động xuyên biên giới bất thường và truyền thông công cộng tiêu cực liên quan tới ai đó là các ví dụ về giám sát rủi rơ cơ sở.
Tùy theo bạn định nghĩa các thủ tục KYC thế nào, quá trình định danh có thể thêm vài bước nữa.
Trong bước đầu tiên, thông tin cá nhân của khách hàng được thu thập. Ở bước thứ hai, công ty yêu cầu khách hàng xác minh thông tin bằng cách tải lên các tài liệu liên quan. Sau khi tài liệu được tải lên, họ sử dụng công nghệ OCR để xác minh. Sau cùng, sàng lọc AML được thực hiện để lọc ra các cá nhân có rủi ro cao. Bước cuối cùng liên quan tới giám sát thường xuyên các giao dịch tài chính để ngăn chặn rửa tiền.
Nỗ Lực của Bybit trong việc Tuân Thủ các Quy Định KYC
Khi KYC ngày càng trở nên quan trọng, Bybit bắt đầu xác minh tài khoản của khách hàng vào giữa tháng 7. Việc thực thi này hướng tới cung cấp cho khách hàng cảm nhận bảo mật tốt hơn. Bất cứ ai muốn đăng ký một tài khoản trên Bybit hoặc một người sử dụng cần phải đệ trình một yêu cầu xác minh danh tính bắt buộc bao gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện hộ chiếu, và xác minh hóa đơn tiện ích để mở khóa bậc cao hơn để rút BTC lên tới 100 BTC.
Dữ Liệu Của Tôi có được Bảo Vệ với KYC của các Sàn Giao Dịch Crypto?
Mỗi khi bạn chia sẻ dữ liệu với một thực thể tài chính, luôn có rủi ro bị rò rỉ dữ liệu. Thực sự là các nền tảng crypto dường như đã cải tiến rất nhiều cơ chế an toàn dữ liệu của họ, nhưng lỗ hổng dữ liệu vẫn xảy ra. Như bất kỳ nền công nghiệp nào khác, KYC crypto không phải tuyệt đối an toàn.
Theo một cách, dữ liệu của bạn chỉ an toàn như các sàn giao dịch mà bạn đang sử dụng. Như vậy, rất quan trọng để bạn tự tìm hiểu và phân tích cẩn thận các hướng dẫn về quyền riêng tư của một nền tảng tiền điện tử trước khi mở tài khoản ở đó. Hơn nữa, đánh giá những lợi ích tiềm năng mà bạn có thể nhận khi tiết lộ thông tin cá nhân. Ví dụ, Bybit đảm bảo rằng thông tin cá nhân của bạn sẽ được mã hóa và bảo vệ quyền riêng tư. Nó không được chia sẻ hoặc sử dụng lại cho bất kỳ mục đích tiếp thị nào.
Cuối cùng, người giao dịch nên nhìn nhận KYC trong crypto là một phát triển tích cực. Nó cho phép các thực thể tài chính và nền tảng crypto đón nhận khách hàng nghiêm túc hơn. Mặt khác, thiếu đi xác minh KYC – gây nguy hiểm cho danh tính và quỹ của bạn – có thể dẫn tới dịch vụ khách hàng mờ nhạt và không xem lợi ích của khách hàng là trung tâm.
Tương Lai của KYC Là Gì?
Các quy định AML ngày càng chặt và sức ép liên tục từ các cơ quan thẩm quyền để chấp nhận KYC đang định hình tương lai của các sàn giao dịch crypto. Trừ khi công nghệ blockchain có thể đưa ra một giải pháp độc lập để xác minh khách hàng, nền kinh tế liên kết toàn cầu có vẻ như gây áp lực lớn lên các nền tảng crypto để tuân thủ các quy định xác minh KYC.
Do việc tăng cường các quy định KYC, các thiết chế tài chính khắp thế giới đang cảnh giác khi tiến hành công việc với các nền tảng crypto. Nếu xu thế này tiếp diễn, các công ty crypto sẽ cần chấp nhận KYC để tạo các bước phát triển mới và phát triển doanh nghiệp của họ.
Kể cả nếu tiền điện tử được hợp pháp hóa ở các quốc gia, chính phủ, các thiết chế tài chính và tất cả những bên liên quan khác sẽ cần một cơ chế để chia sẻ dữ liệu khách hàng. Trong tình hình đó, KYC crypto dường như sẽ lớn mạnh.
Kết Luận
Lịch sử rửa tiền và tội phạm tài chính đã có từ hơn 4.000 năm trước. Dù là các băng nhóm tội phạm Trung Quốc hoặc Đức ở thế kỷ trước hay các hacker Internet hiện đại, tội phạm tài chính luôn cố gắng trốn tránh luật pháp. Ngày nay, nguy cơ còn lớn hơn vì các giao dịch ẩn danh có thể cho phép tiếp cận vũ khí trái phép.
Trong tình hình đó, các công ty cần hiểu về khách hàng của họ. Bất chấp chi phí cao của việc thực thi giao thức KYC, các sàn giao dịch cần phải chấp nhận vì không có cách nào bỏ qua các quy định trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
Cách thay thế duy nhất là chấp nhận rộng rãi crypto, cùng với một cơ chế mới có thể bảo vệ tài sản của khách hàng trên blockchain mà không cần xác minh. Điều này có vẻ còn rất lâu mới có, chúng ta có thể an toàn kết luận rằng chấp nhận KYC có thể là giải pháp tốt nhất trong tình trạng này.
Nhận tiền điện tử và thông tin giao dịch hàng ngày của bạn
Không spam. Chỉ có nội dung hấp dẫn và cập nhật ngành trong không gian tiền điện tử